Xe thế chấp ngân hàng, làm gì để không bị phạt?

Xe thế chấp ngân hàng, làm gì để không bị phạt?

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Thứ 7, 02/09/2017 19:00

Kể từ 1/12/2017, văn bản xác nhận của ngân hàng về việc giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đã cấp trước ngày 1/9/2017 không còn giá trị.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản hướng dẫn việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Giấy biên nhận thế chấp).

Theo đó, ngân hàng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp cho chủ phương tiện một bản gốc Giấy biên nhận thế chấp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận thế chấp phương tiện giao thông.

Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, việc cấp Giấy biên nhận do hai bên tự thoả thuận.

Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp vay vốn.

Giấy biên nhận chỉ được đổi, cấp lại khi bị hư hỏng, làm mất hoặc khi cần thay đổi thông tin. Khi đó chủ phương tiện sẽ nộp lại bản cũ và được cấp lại 1 bản gốc Giấy biên nhận thế chấp mới.

Trường hợp mất Giấy biên nhận, bên nhận thế chấp phải có văn bản thông báo rõ về việc mất Giấy biên nhận kèm đề nghị cấp lại và phải cam kết và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông báo. Sau đó ngân hàng giữ giấy tờ gốc sẽ cấp lại một bản gốc Giấy biên nhận thế chấp.

Đối với các trường hợp thế chấp phương tiện giao thông trước 1/9/2017, ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo cho khách hàng – chủ phương tiện về việc cấp Giấy biên nhận thế chấp cho phương tiện giao thông đang thế chấp tại TCTD.

Trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp, TCTD nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, một bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp theo hướng dẫn trên..

Tiêu dùng & Dư luận - Xe thế chấp ngân hàng, làm gì để không bị phạt?

Chủ phương tiện giao thông thế chấp ngân hàng cần được cấp Giấy biên nhận thế chấp trước 1/12/2017 để tránh bị xử phạt. Ảnh minh hoạ.

 

Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm:

  1. Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp.
  2. Số Giấy biên nhận thế chấp.
  3. Tên, địa chỉ của TCTD nhận thế chấp.
  4. Tên của bên thế chấp; số CMND, số căn cước công dân, số hộ chiếu… đối với cá nhân hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư, số quyết định thành lập đối với pháp nhân.
  5. Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông.
  6. Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp.
  7. Lần cấp lại.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.