Xem “chui” World Cup 2018 trên mạng là phạm luật

Xem “chui” World Cup 2018 trên mạng là phạm luật

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 4, 06/06/2018 20:00

“Nếu VTV không mua được bản quyền World Cup 2018 thì câu chuyện vi phạm bản quyền của giải bóng đá lớn nhất hành tinh này có thể sẽ xảy ra nhiều trên internet. Khi đó, cá nhân cố tình vi phạm thì bên bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật”, Ths. luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Quả bóng World Cup 2018 chuẩn bị lăn trên nước Nga, thế nhưng, tại Việt Nam chưa nhà đài nào công bố có được bản quyền phát sóng trực tiếp. Thậm chí, VTV còn cho rằng sẽ không cố mua được bản quyền World Cup 2018 bằng mọi giá.

Trước thông tin này, nhiều người hâm mộ bóng đá Việt đã có những phương án để xem được những trận đấu tại World Cup 2018 như: Bay sang các nước láng giềng, sang Nga xem trực tiếp và xem lậu qua internet.

Tuy nhiên, người hâm mộ cũng lo lắng, xem "chui" qua internet và việc dùng nội dung không bản quyền này để kinh doanh như mở quán cà phê bóng đá…có bị xử phạt?

Để rộng đường cho người hâm mộ bóng đá Việt, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Ths. luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Xem “chui” World Cup 2018 trên mạng là phạm luật

Ths. luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: “Nếu VTV không mua được bản quyền World Cup 2018 thì câu chuyện vi phạm bản quyền của giải bóng đá lớn nhất hành tinh này có thể sẽ xảy ra nhiều trên internet...

Những hành vi vi phạm bản quyền sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho những đơn vị, tổ chức đã bỏ tiền mua bản quyền của giải đấu này, đây là hành vi vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.

Về nguyên tắc, khi bán bản quyền cho bất cứ một đơn vị nào, đơn vị đó ngoài việc trả tiền bản quyền để được phát sóng thì tổ chức phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền, không cho phép bất cứ một đơn vị nào khác phân phối, ghi hình, quay hình, kinh doanh, phát sóng dưới bất cứ hình thức nào khác để bảo vệ quyền lợi chung của người sở hữu bản quyền, cũng như Ban tổ chức giải đấu”.

Luật sư Cường cũng cho biết, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều có các quy định pháp luật để bảo vệ bản quyền, thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ gây thiệt hại cho chủ sở hữu vì vậy người bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm dừng hành vi vi phạm và có thể phải bồi thường thiệt hại.

Xem “chui” World Cup 2018 trên mạng là phạm luật (Hình 2).

Nếu người hâm mộ bóng đá Việt xem "chui" World Cup 2018 sẽ vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm thì bên bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Nếu tổ chức bị xâm hại bản quyền ở Việt Nam thì có thể căn cứ vào luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và Nghị định 27/2018/NĐ-CP, ngày 23/2/2018 để xử lý, theo đó Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định: Điều 33. Sử dụng chương trình phát sóng

1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của luật Sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan.

Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.

 Việc bảo vệ quyền tác giả được Điều 49 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông tin công khai để các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng liên hệ thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nghĩa vụ liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc bên được ủy quyền để thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.