Xét xử 10 lãnh đạo Navibank tiếp tay cho “siêu lừa” Huyền Như lừa đảo vào 28/2

Xét xử 10 lãnh đạo Navibank tiếp tay cho “siêu lừa” Huyền Như lừa đảo vào 28/2

Võ Công Thư

Võ Công Thư

Thứ 3, 27/02/2018 11:51

Tiếp tay cho “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo hơn 200 tỷ đồng, 10 lãnh đạo của Navibank sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày mai (28/2).

.

Hồ sơ điều tra - Xét xử 10 lãnh đạo Navibank tiếp tay cho “siêu lừa” Huyền Như lừa đảo vào 28/2

10 lãnh đạo Navibank sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày mai (28/2).

Theo lịch xét xử, ngày mai (28/2), TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) ra xét xử.

Cáo trạng truy tố 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên Navibank về cùng tội danh trên. Tại phiên tòa ngày mai, VKSND Tối cao sẽ ủy quyền cho VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Đây là vụ án được cơ quan CSĐT bộ Công an tách ra từ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Kiểm soát viên, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank, chi nhánh TP.HCM) giai đoạn 2.

Cáo trạng truy tố các bị can Lê Quang Trí, nguyên Tổng Giám đốc Navibank cùng 3 nguyên Phó Tổng Giám đốc Navibank gồm: Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn.

6 bị can còn lại là nguyên Trưởng các phòng ban thuộc ngân hàng Navibank. Cả 10 bị can thuộc Navibank bị truy tố về cùng tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ vay do kinh doanh thua lỗ, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (gọi tắt Vietinbank TP.HCM), trực tiếp thỏa thuận với nhiều cá nhân, tổ chức tham gia gửi tiền vào Vietinbank với hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.

Hồ sơ điều tra - Xét xử 10 lãnh đạo Navibank tiếp tay cho “siêu lừa” Huyền Như lừa đảo vào 28/2 (Hình 2).

"Siêu lừa" Huyền Như được xác định là người đưa 10 lãnh đạo Navibank "vào tròng".

Theo đó, tháng 10/2010, Như biết Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi để hưởng lãi suất cao nên đã thông qua Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) để thỏa thuận với Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng Nguồn vốn Navibank) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè sẽ được hưởng lãi suất ghi trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm.

Sau khi thỏa thuận xong, hội đồng Tín dụng của Navibank đã ký biên bản đồng ý cấp tín dụng cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.543 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank TP.HCM.

Với khoản tiền gửi trên, Navibank thu về khoản lãi 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng.

Ngay sau khi các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại Vietinbank, Huyền Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, chuyển tiền đi trả nợ vay cá nhân của Như.

Đến tháng 7/2011, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè quyết toán cho Navibank hơn 1.000 tỷ đồng, còn hơn 500 tỷ đồng chưa đến hạn quyết toán. Số tiền này được gửi vào VietinBank TP.HCM bằng 18 hợp đồng có thời hạn 4 tháng, lãi suất 14%/năm. 

Đến ngày 7/9/2011, Huyền Như đã tất toán 12 hợp đồng với số tiền 300 tỷ đồng cho phía Navibank, còn 6 hợp đồng có giá trị 200 tỷ đồng đã bị Như chiếm đoạt. Việc gửi tiền vào Vietinbank của lãnh đạo Navibank là trái luật, tạo điều kiện để Như chiếm đoạt số tiền trên.

Đối với Huỳnh Thị Huyền Như vừa bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị tuyên mức án chung thân.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.