Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng”

Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng”

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 5, 18/07/2019 09:35

Sáng nay (18/7), TAND tỉnh Sơn La mở lại phiên tòa xét xử vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Trước đó, vụ án đã được đưa ra xét xử vào hồi cuối tháng 5. Sau 2 tuần xét hỏi và tranh tụng công khai, tòa cấp sơ thẩm nhận thấy có một số tài liệu, văn bản mới được xuất trình tại tòa nhưng chưa được thu thập; việc giám định trong vụ án chưa phù hợp quy định của pháp luật; nên cần thu thập thêm các chứng cứ chứng minh tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Hồ sơ điều tra - Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng”

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm

HĐXX sơ thẩm cũng xét thấy có căn cứ cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; việc điều tra, khởi tố vụ án vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Do vậy, HĐXX công bố quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu VKSND tỉnh Sơn La làm rõ phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; thời gian hiệu lực và nhận thức, vai trò của mỗi bị cáo trong việc thực hiện kế hoạch 41; Yêu cầu làm rõ diện tích đất sử dụng thực tế trong và ngoài mặt bằng công trường thủy điện của bị cáo Đèo Văn Ban.

Hồ sơ điều tra - Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng” (Hình 2).

Những người tham gia tố tụng làm thủ tục tham dự phiên tòa

Tiếp đến, việc thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính trong thu hồi, bồi thường hỗ trợ đất với khu vực trong và ngoài công trường nhà máy thủy điện Sơn La giai đoạn 2014 – 2016 thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai nào? Có được thực hiện theo cơ chế đặc thù theo quyết định số 45 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ hay không? Tòa cấp sơ thẩm yêu cầu VKS làm rõ nội dung này.

Tòa cấp sơ thẩm cũng yêu cầu xem xét trách nhiệm của ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc công ty Đo đạc Bảo Bình; trách nhiệm của UBND xã Tạ Bú trong việc ký xác nhận các văn bản giấy tờ liên quan việc thu hồi, bồi thường đất với hộ Đèo Văn Ban.

Vụ án được dư luận, đặc biệt là người dân tỉnh Sơn La hết sức quan tâm bởi nó được coi là đại án lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây tại địa phương này. Có rất nhiều phóng viên, nhà báo đến tham dự, đưa tin phiên tòa.

Trong số 17 bị cáo hầu tòa, có nhiều người nguyên là lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Mường La và sở TN&MT, sở Tài chính tỉnh Sơn La.

Hồ sơ điều tra - Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng” (Hình 3).

HĐXX của TAND tỉnh Sơn La

Đúng 8h sáng, HĐXX của TAND tỉnh Sơn La bước ra làm việc. HĐXX gồm 5 người, 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Ngồi ghế chủ tọa điều hành phiên tòa là thẩm phán Tòng Thị Hiền; 2 Thư kí phiên tòa; Giữ quyền công tố là 2 Kiểm sát viên của VKSND tỉnh Sơn La.

Vừa khai mạc phiên tòa, HĐXX đề nghị cảnh sát hỗ trợ tư pháp tháo còng tay, còng chân cho các bị cáo.

Cũng tại phần thủ tục, các bị cáo đề nghị được có giấy bút để ghi lại các văn bản, chính sách, tiện cho việc theo dõi và trình bày của các bị cáo.

Theo báo của thư ký phiên tòa, có 11/22 luật sư vắng mặt tại phiên tòa. Ngoài ra một số người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt. Vụ án có rất đông người tham dự. Lực lượng an ninh được điều động tới tòa để đảm bảo công tác an ninh, trật tự cho phiên xét xử.

Hồ sơ điều tra - Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng” (Hình 4).

Các bị cáo đứng nghe HĐXX giải thích quyền và nghĩa vụ

Tại phần thủ tục, mặc dù có nhiều người làm chứng được triệu tập đến phiên tòa nhưng theo các luật sư còn thiếu rất nhiều người nữa được tòa mời và luật sư có văn bản đề nghị đưa những người này ra làm chứng (vì có nhiều lời khai mâu thuẫn giữa họ và các bị cáo). Đó là những người công tác tại UBND tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài Chính, UBND xã Tạ Bú,…

Hồ sơ điều tra - Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo đề nghị tòa cho dùng giấy bút để “tranh tụng” (Hình 5).

Toàn cảnh phiên tòa

Tuy nhiên, quan điểm VKS cho rằng những người này đã có lời khai tại cơ quan điều tra, được thể hiện trong hồ sơ; việc vắng mặt của những người này cũng không làm ảnh hưởng đến nội dung vụ án.

Về vấn đề này, HĐXX đã tiến hành hội ý và quyết định tiếp tục xét xử mà không cần sự có mặt của những người này.

Theo hồ sơ, dự án thủy điện Sơn La là dự án trọng điểm quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư.

Từ đầu năm 2000, tỉnh Sơn La đã phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương tiến hành khảo sát, đánh giá tại khu vực mặt bằng công trường tại huyện Mường La và xã Tân Lập, huyện Mộc Châu; Tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ đất đai, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La và di chuyển dân ra khỏi mặt bằng công trường…

Từ giữa năm 2015, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp, kéo dài đề nghị được bồi thường theo khung giá đất năm 2015 thay cho khung giá đất năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La đã gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh này.

Trước tình hình trên, ngày 29/5/2017, UBND tỉnh Sơn La thành lập Tổ công tác 1404, Công an tỉnh Sơn La đã giao Cơ quan An ninh điều tra phối hợp với các cơ quan, ban nganh tiến hành tổ chức điều tra, xác minh.

Từ đây, 17 quan chức UBND huyện Mường La; Sở TN&MT, Sở Tài chính tỉnh Sơn Là và nhiều người liên quan đã phải hầu tòa.

Cụ thể, các bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 165, BLHS năm 1999, gồm: Trương Tuấn Dũng (SN 1960, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Tỉnh Sơn La), Phan Tiến Diện (SN 1975, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La); Phan Đức Chính (SN 1961, nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Mường La); Phan Xuân Khoa (SN 1974), Trần Mạnh Trì (SN 1977), Tòng Văn Thành (SN 1979), Ngô Xuân Vân (SN 1964), Lê Quang Duy (SN 1986), Nguyễn Văn Thanh (SN 1970), Đèo Văn Ban (SN 1956).

3 bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 Điều 165, BLHS năm 1999, gồm: Mai Văn Quang (SN 1973), Bùi Văn Tân (SN 1979), Vũ Hồng Giang (SN 1984).

4 bị cáo bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 2 Điều 285, BLHS năm 1999 gồm: Triệu Ngọc Hoan (SN 1958), Sòi Ngọc Hùng (SN 1967), Đỗ Tiến Đồng (SN 1978), Cà Văn Tỉnh (SN 1979).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.