Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Tiết lộ thủ đoạn các bị cáo hợp thức tiền "bẩn"

Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Tiết lộ thủ đoạn các bị cáo hợp thức tiền "bẩn"

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 3, 13/11/2018 14:52

Ngay sau khi đường dây đánh bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cầm đầu bị triệt phá, nhiều người đã không khỏi giật mình với số tiền “khủng” nhất từ trước tới nay thu giữ được trong đường dây này.

Số tiền đánh bạc “khủng” nhất từ trước tới nay

Ngày 13/11, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục đưa vụ án tổ chức đánh bạc ra xét xử đối với các bị cáo Nguyễn Văn Dương, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC); Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) cùng 90 bị cáo đồng phạm.

Hồ sơ điều tra - Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Tiết lộ thủ đoạn các bị cáo hợp thức tiền 'bẩn'

Bị cáo Phan Sào Nam tại phiên tòa sơ thẩm

Đặc biệt, hai ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng tổng cục Cảnh sát - bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50) bị cáo buộc tiếp tay cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ cũng bị đưa ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Theo truy tố, căn cứ vào Biên bản đối soát giữa các công ty trong giai đoạn Rikvip, tài liệu đối soát được lưu trên Dropbox do Phan Sào Nam cung cấp, tài liệu giám định, kết quả so sánh, đối chiếu mã thẻ do nhà mạng cung cấp với tài liệu giám định, biên bản làm việc chốt số liệu giữa các bên và sao kê tài khoản của các công ty, cá nhân có liên quan, cơ quan công tố đã đủ cơ sở khẳng định:

Tổng số tiền được nạp vào hệ thống game bài Rikvip, 23ZDO, Zon/Pen do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm vận hành là hơn 9.853 tỷ đồng (số liệu này chưa đầy đủ vì không có dữ liệu từ ngày 24/6/2017 đến ngày kết thúc 29/8/2018), trong đó: Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ viễn thông, thẻ game là hơn 8.840 tỷ đồng; Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ Gocoin là hơn 366 tỷ đồng; Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ Vcard là hơn 460 tỷ đồng; Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng là hơn 186 tỷ đồng.

Số tiền doanh thu tổ chức đánh bạc trực tuyến được phân chia như sau: Các công ty phát hành thẻ được phân chia trên 1.248 tỷ đồng; Các công ty trung gian thanh toán được phân chia hơn 252 tỷ đồng; Các công ty đại lý phân phối thẻ được phân chia hơn 117 tỷ đồng.

Các công ty và cá nhân vận hành game được phân chia trên 8.404 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CNC, Giải pháp Việt, Hải Khánh, Long Hải do Nguyễn Văn Dương điều hành là trên 171 tỷ đồng; công ty VTC online là trên 1.503 tỷ đồng; Công ty Nam Việt trên 576 tỷ đồng; cá nhân Nguyễn Văn Dương – CNC trên 1.655 tỷ đồng; Nguyễn Quốc Tuấn – CNC trên 20 tỷ đồng; Phạm Tuấn Anh – CNC trên 18 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Thịnh – CNC trên 19 tỷ đồng và nhóm Phan Sào Nam trên 4.438 tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định, sau khi trừ chi phí trả thưởng cho đối tượng đánh bạc, chi phí quản lý, trả lương và nộp thuế của các công ty vận hành hơn 3.709 tỷ đồng thì các cá nhân còn được hưởng lợi là 4.713 tỷ đồng.

Trong đó, Phan Sào Nam hưởng lợi hơn 1.475 tỷ đồng; Nguyễn Văn Dương hưởng lợi hơn 1.655 tỷ đồng.

Hợp thức tiền “bẩn”

Sau khi được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc giai đoạn Tip.Club, Phan Sào Nam đã chuyển cho dì ruột là Phan Thu Hương hơn 236 tỷ đồng để gửi tiết kiệm và mua bất động sản; chỉ đạo nhân viên cấp dưới rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào các công ty số tiền hơn 92 tỷ đồng.

Hồ sơ điều tra - Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Tiết lộ thủ đoạn các bị cáo hợp thức tiền 'bẩn' (Hình 2).

Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm

Ngoài ra, Phan Sào Nam còn nhờ nhiều người gửi tiết kiệm số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng và đứng tên mua 11 căn hộ tại khu đô thị Vila Park – thành phố Hồ Chí Minh, trị giá hợp đồng gần 112 tỷ đồng….

Tương tự, Nguyễn Văn Dương đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới chuyển tiền nâng khống và hoàn trả các hợp đồng mà Dương đã mượn danh để ký khống với công ty cổ phần đầu tư UDIC nhằm nâng cao năng lực tài chính đủ điều kiện tham gia đấu thầu dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn với số tiền hơn 576 tỷ đồng.

Sau này, Dương mở 02 sổ tiết kiệm trị giá 150 tỷ đồng đứng tên Nguyễn Văn Dương; mua hai tầng tòa nhà ICON4, trị giá hợp đồng trên 61 tỷ đồng, số còn lại Dương khai sử dụng cá nhân hết.

Cơ quan chức năng nhận định, đến nay Nguyễn Văn Dương vẫn chưa khai báo, che giấu phần lớn số tiền thu lợi bất chính của mình.

Hiện, cơ quan điều tra đã kê biên 2 sổ tiết kiệm 150 tỷ đồng của Nguyễn Văn Dương. Phong tỏa hơn 8 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Bị cáo Nguyễn Văn Dương đã tự nguyện bán trụ sở công ty CNC nộp hơn 61 tỷ đồng.

Đối với Phan Sào Nam cũng bị cơ quan điều tra tạm giữ gần 800 tỷ đồng, phong tỏa hơn 76 tỷ đồng; kê biên 2 căn nhà, phong tỏa 13 hợp đồng mua nhà trị giá 139 tỷ đồng và 5 xe ô tô.

Video: Bên trong phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh:

Bên trong phiên tòa xét xử cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.