'Xin nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Nguyễn Thiện Thành'

'Xin nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Nguyễn Thiện Thành'

Thứ 6, 11/10/2013 18:32

Sáng 11/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến viếng GS Nguyễn Thiện Thành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng tại Tp Hồ Chí Minh.

Khoảng 9h sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Chính phủ vào viếng GS Nguyễn Thiện Thành.

Trong sổ tang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết. “Chính phủ luôn ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Thiện Thành. Xin chia buồn sâu sắc đến gia quyến và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân”.

Xã hội -   'Xin nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Nguyễn Thiện Thành'

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết sổ tang chia buồn cùng gia quyến GS Nguyễn Thiện Thành.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết lời chia buồn: “Đảng, Nhà nước và nhân dân mãi ghi nhớ cống hiến của đồng chí, cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí”.

Đến viếng bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, ngoài lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ ngành T.Ư, còn có nhiều người nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo và hàng nghìn người dân TP.HCM và cả nước. Nhiều lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng có mặt viếng GS Nguyễn Thiện Thành. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi vòng hoa kính viếng GS Nguyễn Thiện Thành.

Sinh ngày 30/9/1919 tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, từ nhỏ, GS Nguyễn Thiện Thành quyết tâm đi theo ngành y để có thể cứu giúp được nhiều người bị ốm đau, bệnh tật. 

Tốt nghiệp ngành y khoa, năm 1944, ông nhận công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ nổ ra, với tư cách là một người con của miền Nam, ông hăng hái xung phong trở về quê hương tham gia kháng chiến.

Người bác sĩ trẻ trở thành Bộ đội Cụ Hồ. Trên mặt trận mới, ông được giao nhiệm vụ phụ trách quân y. Rồi ông học được phương pháp chữa bệnh Phi-la-tốp (Filatov) tạo nên một tiếng vang của ngành y tế kháng chiến.

Xã hội -   'Xin nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Nguyễn Thiện Thành'  (Hình 2).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia buồn cùng gia quyến GS Nguyễn Thiện Thành. (Ảnh: VietNamNet)

Ngày 7/11/1951, phương pháp Phi-la-tốp chính thức được sử dụng và điều trị tại chiến trường miền Tây Nam Bộ đem lại những kết quả hết sức khả quan, làm cho người bệnh phấn khởi, thầy thuốc vui mừng, nhân dân tin tưởng. Dù được nhiều cơ hội du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành vẫn một lòng chăm sóc sức khỏe của thương binh, bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt còn chìm trong khói lửa chiến tranh…

Sau năm 1975, ông được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sức khỏe Trung ương kiêm Giám đốc bệnh viện Thống Nhất. Năm 1980, ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư, ngay trong đợt phong học hàm đầu tiên của Nhà nước.

Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho bộ môn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam. Năm 1986, ông làm chủ nhiệm bộ môn Lão khoa của trường Đại học Y Dược TP.HCM.

GS Thành là một nhà khoa học có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển y học nước nhà trên các lĩnh vực điều trị lâm sàng, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phổ cập kiến thức y học.

Vì những cống hiến lớn lao đó, GS Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985. Đến năm 1989, ông được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Tại lễ mừng thọ GS Nguyễn Thiện Thành năm ngoái, uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nói: "Giáo sư là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ học tập, noi theo và cũng là tấm gương tiêu biểu về cống hiến cho giáo dục - đào tạo".

GS.TS Nguyễn Thiện Thành là thân sinh GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phó thủ tướng Chính phủ.

PV

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.