Đây là một bệnh tự miễn cần được điều trị từ sớm để tránh gây loét, hoại tử, xơ hóa toàn thân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về bệnh và giải pháp khắc phục trong bài viết dưới đây!
Xơ cứng bì khiến người mắc bị "cầm tù" trong chính làn da của mình
Xơ cứng bì là một bệnh rối loạn tự miễn gây tăng sinh quá mức collagen ở dưới da. Bệnh được chia làm 2 thể chính:
Xơ cứng bì khu trú: Chỉ tác động trên da gây các triệu chứng ở da, lông, tóc, móng. Người bệnh có thể bị tổn thương xơ cứng trên trán như vết nhát chém; rụng tóc có sẹo, mất lông mi, lông mày; yếu cơ, hạn chế hoạt động.
Xơ cứng bì hệ thống: Trong nhóm này lại bao gồm các dạng sau:
- Hệ thống giới hạn: Tổn thương xơ hóa khu trú ở ngón tay, bàn tay, mặt gây sưng đau và bao gồm hội chứng crest: nốt canxi hóa, hiện tượng raynaud (thay đổi màu sắc da do lạnh, stress), tổn thương thực quản (khó tiêu, cảm giác nóng, táo bón, tiêu chảy, rối loạn hấp thu), xơ cứng ngón và giãn mao mạch.
- Hệ thống lan tỏa: Tổn thương da lan tỏa, cơ quan nội tạng và mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ở phổi: Gây ra ho, đau ngực, khó thở.
- Ở tim: Dẫn đến rối loạn nhịp tim, tức ngực, suy tim
- Ở thận: Gây phù, viêm cầu thận, suy thận, tăng huyết áp.
Nói về nguyên nhân của bệnh, các chuyên gia phân tích: Xơ cứng bì hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm các vấn đề về hệ thống miễn dịch, di truyền và các yếu tố kích hoạt môi trường. Trong đó, yếu tố miễn dịch đóng vai trò chủ chốt khiến bệnh không thể chữa khỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tiến triển nặng thêm của bệnh. Ở người bệnh xơ cứng bì, hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công vào các mô liên kết của chính cơ thể làm tăng sinh collagen dưới da, kèm theo đó là quá trình xơ hóa. Đồng thời, các triệu chứng bệnh xơ cứng bì có thể bùng phát rầm rộ lên khi tiếp xúc với yếu tố môi trường như virus, thuốc, hóa chất độc hại, dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá)…
Các phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì
Mặc dù không có cách chữa khỏi được bệnh xơ cứng bì nhưng chúng ta vẫn có thể giảm các triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, nhờ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ cứng bì qua các phương pháp sau:
Dùng thuốc cải thiện triệu chứng bệnh: Việc điều trị bằng thuốc sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy vào các biểu hiện như:
- Hiện tượng Raynaud: Dùng thuốc có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Trường hợp bị loét ngón tái phát cần dùng thuốc ức chế thụ thể endothelin.
- Triệu chứng ở đường tiêu hóa: Thuốc giảm axit dạ dày giúp giảm chứng ợ nóng. Thuốc nhuận tràng giúp giảm đầy hơi, táo bón.
- Triệu chứng đau, sưng: Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau. Thuốc corticoid giúp giảm viêm sưng, dày da. Thuốc còn có tác dụng ức chế miễn dịch giúp giảm các triệu chứng bệnh. Mặt khác, thuốc ức chế miễn dịch gây ra nhiều tác dụng phụ đi kèm như loãng xương, loét dạ dày, mệt mỏi…
- Tổn thương da: Việc dưỡng ẩm, làm mềm da, chống nắng là cần thiết trong việc cải thiện bệnh xơ cứng bì. Tuy nhiên, không có một liệu pháp nào thật sự hiệu quả đối với thương tổn da trong xơ cứng bì.
Vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động các khớp: Người bệnh xơ cứng bì cần thường xuyên tập luyện để duy trì sức cơ, vận động khớp giúp ngăn ngừa chứng co cứng bàn tay.
Phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc: Đây có thể là một lựa chọn cho những người có triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc. Đặc biệt khi phổi và thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Giải pháp thảo dược giúp ngừa tái phát đợt cấp, phòng biến chứng bệnh xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì cần điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt để đem lại hiệu quả cao ngừa bùng pháp các đợt cấp, ngăn chặn tiến triển bệnh, vừa cần ổn định hệ miễn dịch đang bị rối loạn bên trong, vừa cần tăng cường và củng cố sức khỏe của hệ miễn dịch để tránh bị kích thích bởi tác nhân có hại từ môi trường.
Việc điều trị bằng thuốc hiện chỉ giúp cải thiện phần nào các triệu chứng, nhưng tiềm ẩn các tác dụng phụ hay thậm chí làm suy yếu thêm hệ miễn dịch. Đặc biệt là chưa giúp củng cố sức khỏe hệ miễn dịch đang bị rối loạn nên tình trạng bệnh dai dẳng, hay tái phát đợt cấp tính và có nguy cơ tiến triển nặng. Vì vậy, giải pháp an toàn, hiệu quả được khuyên dùng cho người bệnh xơ cứng bì hiện nay là kết hợp dùng thảo dược giúp tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn như Kim Miễn Khang có chứa Sói rừng, Bạch thước, Nhàu… trong đó:
- Sói rừng: Là dược liệu quý nổi tiếng với tác dụng tăng cường miễn dịch, chống tự miễn hiệu quả thông qua cơ chế làm tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) năm 2009.
- Nhóm dược liệu Nhàu, Bạch thược, Hoàng bá: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm phản ứng tự miễn, chống oxy hóa, tăng cường đề kháng cơ thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm sừng và ngừa tiến triển bệnh tự miễn (xơ cứng bì, vảy nến, lupus ban đỏ)
Chính vì vậy, viên uống thảo dược Kim Miễn Khang sẽ giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh xơ cứng bì. Sản phẩm được bào chế theo công nghệ lượng tử hiện đại dưới dạng viên nén nên tối đa hóa được tác dụng của dược liệu và thuận tiện cho người dùng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh xơ cứng bì cũng như mở thêm hy vọng cho hàng ngàn người, giúp họ sớm tìm được cách cải thiện bệnh tốt nhất nhờ dùng Kim Miễn Khang - Ngăn tự miễn, hết ngứa ngáy, sạch vảy da, tránh xa lupus, xơ cứng mỗi ngày.
Khánh Vũ
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
* Kim Miễn Khang là sản phẩm nổi tiếng của Dược phẩm Á Âu.