Xóa bỏ định kiến giới còn nhiều khó khăn

Xóa bỏ định kiến giới còn nhiều khó khăn

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Thứ 4, 28/03/2018 15:54

Ngày 28/3/2018, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các tổ chức khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Vụ BĐG (bộ LĐ-TBXH), tổ chức Hội thảo “Công tác truyền thông về bình đẳng giới (BĐG) của các cơ quan nhà nước”.

Một trong những rào cản lớn của bình đẳng giới là định kiến giới. Bình đẳng giới sẽ không thực chất, không thành công nếu định kiến giới vẫn tồn tại. Vì vậy, xóa bỏ định kiến giới là việc cần thiết dù điều này còn khó khăn và phức tạp, đặc biệt với công tác truyền thông.

Truyền thông cũng là lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi những nhận thức sai lầm của công chúng về phụ nữ và đàn ông hay giới tính khác. Để đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ các định kiến giới, cần nỗ lực hơn ở nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là khả năng nhạy cảm để tránh sa vào lối tuyên truyền củng cố cho những quan niệm lạc hậu về giới.

Trong nhiều năm qua, bộ LĐ-TB&XH với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác truyền thông chính sách về bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới với 8 lĩnh vực ưu tiên (Chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa-thông tin, y tế, gia đình) đã được các bộ, ngành xây dựng cách thức truyền thông nhằm thúc đẩy thực thi bình đẳng giới trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình. Trong đó, yêu cầu thông tin giáo dục truyền thông về giới và bình đẳng giới cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới.

Xóa bỏ định kiến giới còn nhiều khó khăn

Toàn cảnh hội thảo.

Thời gian qua, công tác truyền thông về BĐG đã được thực hiện tốt. Mặc dù đã có mô hình phát triển nhưng vẫn chưa được nhân rộng, chia sẻ và mục tiêu đạt được còn rất hạn chế nên vẫn cần công tác truyền thông làm nhận thức xã hội có sự thay đổi, cơ quan chức năng thực sự vào cuộc. Và ngay cả công tác truyền thông cũng cần được chỉnh sửa về nội dung phù hợp với thực tiễn và nhận thức của người làm truyền thông về BĐG. 

Truyền thông về bình đẳng giới trước nay chỉ chủ yếu tập trung vào tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thông qua các hội thảo chuyên đề, các chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, nhiều phong trào dành cho nữ giới không còn phù hợp với thực tế và là biểu hiện phân biệt giới (quy định mặc áo dài tại công sở). Các cơ quan báo đài, các đơn vị truyền thông chỉ tập trung truyền thông về BĐG vào những ngày kỉ niệm, những ngày dành cho phái yếu như: 8/3, 28/6, 20/10 và yêu cầu phối hợp thực hiện trong thời gian ngắn, ngoài ra rất ít truyền thông nên hiệu quả về nhận thức trong các tầng lớp xã hội còn hạn chế và chưa trở thành “nhận thức xã hội”.

Xóa bỏ định kiến giới còn nhiều khó khăn (Hình 2).

Nhà báo Đỗ Quý Doãn - Chuyên gia truyền thông trao đổi nhận thức vai trò của truyền thông về BĐG của các cơ quan báo chí/ truyền thông.

Từ đó cho thấy, hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và được thông qua mạng lưới nhân sự trong khắp các địa phương và các bộ; ngành... Không chỉ báo chí, cán bộ truyền thông cơ sở và ngay trong cơ quan nhà nước cũng cần huy động ý thức trách nhiệm về BĐG, mạng xã hội cũng là kênh truyền thông quan trọng và hiệu quả trong thời đại ngày nay.

Bài: Thục Nguyên

Ảnh: Thanh Lam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.