Xôn xao vụ giá nước sông Đuống: Chưa nói đến “lợi ích nhóm”, người dân cần minh bạch

Xôn xao vụ giá nước sông Đuống: Chưa nói đến “lợi ích nhóm”, người dân cần minh bạch

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 2, 18/11/2019 16:14

Trước thông tin Hà Nội chấp thuận giá mua từ nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm không khỏi khiến nhiều người dân hoang mang. Chuyên gia pháp lý cho rằng, chưa nói đến việc có “lợi ích nhóm” hay không, vấn đề trước mắt là cần quan tâm đến cơ cấu giá thành mà người dân phải chịu.

Thời gian gần đây, người dân không ngừng bình luận, thậm chí còn hoang mang trước thông tin Hà Nội chấp thuận giá mua từ nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

Góc nhìn luật gia - Xôn xao vụ giá nước sông Đuống: Chưa nói đến “lợi ích nhóm”, người dân cần minh bạch

Nhà máy nước sông Đuống nhìn từ trên cao xuống.

Người dân phản ứng trước giá nước sông Đuống không chỉ vì mức giá này cao gấp đôi so với bình thường mà còn vì người dân cảm thấy có nhiều vấn đề không minh bạch, có quan điểm cho rằng, có “lợi ích nhóm” trong việc này.

Một số thông tin đăng tải, mức giá mua nước của nhà máy nước sông Đuống hiện cao hơn nhiều so với mức giá mua của nhà máy nước sạch sông Đà. Công ty nước sạch sông Đà cấp nước với giá bán 5.069,76 đồng/m3 và đang có lãi lớn.

Trao đổi với PV Báo Người Đưa Tin về vấn đề này, luật sư Nghiêm Quang Vinh – Giám đốc Công ty luật Nghiêm Quang (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Việc lấy nước từ sông Đà về Hà Nội có chiều dài gấp nhiều lần từ sông Đuống và Hà Nội, đầu tư cũng tương tự, mà giá nước chỉ có chưa đến 6.000 đồng/m3 bán cho các công ty nước sạch ở Hà Nội. Trong khi Hà Nội lại ký chấp thuận giá mua từ nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm, dẫn tới việc nhân dân lo lắng và bàng hoàng là có cơ sở".

Góc nhìn luật gia - Xôn xao vụ giá nước sông Đuống: Chưa nói đến “lợi ích nhóm”, người dân cần minh bạch (Hình 2).

Luật sư Nghiêm Quang Vinh – Giám đốc Công ty luật Nghiêm Quang

“Về việc này, thành phố Hà Nội phải có trách nhiệm giải trình hết sức đầy đủ, rõ ràng để thuyết phục được người dân. Không thể có việc, cùng một sản phẩm, cùng chất lượng mà giá gấp đôi”, luật sư Vinh nói.

Câu chuyện luật sư Vinh muốn đề cập tiếp đến là vấn đề phải minh bạch về đầu tư, kiểm soát đầu tư, giá trị, giá thành, lợi nhuận của các bên như thế nào, nếu quả thật nước sông Đuống đắt tại sao lại đầu tư? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra trong thời điểm hiện tại.

Cũng theo luật sư, ở đây, chưa đề cập đến việc có lợi ích nhóm hay không, vấn đề trước mắt là cần quan tâm đến cơ cấu giá thành mà người dân phải chịu. Cụ thể, lấy cơ sở nào mà thành phố Hà Nội đang mua nước sông Đà chưa tới 6.000 đồng/m3 mà bây giờ lại mua nước sông Đuống với giá hơn 10.000 đồng/m3 để bán cho người dân?

Dưới góc nhìn chuyên gia, luật sư Vinh cho rằng: “Nói chung, khuyến khích đầu tư, có nhiều nguồn nước cho Hà Nội là tốt, việc này chắc chắc được người dân hoàn toàn ủng hộ nhưng phải trên cơ sở kinh tế hợp lý về mặt giá cả. Việc này, thành phố Hà Nội cần có giải trình đầy đủ mới thuyết phục được người dân”.

Góc nhìn luật gia - Xôn xao vụ giá nước sông Đuống: Chưa nói đến “lợi ích nhóm”, người dân cần minh bạch (Hình 3).

Luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng

Cùng trao đổi về vấn đề này, luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Việc Công ty CP Nước mặt sông Đuống đầu tư gần 5.000 tỷ đồng cho dự án, tuy nhiên đi vay lãi gần 4.000 tỷ và chi phí lãi được tính vào giá nước là khó chấp nhận.

Theo ông Ứng, việc đầu tư 5.000 tỷ mà đi vay lãi 4.000 tỷ đồng cho thấy Công ty CP Nước mặt sông Đuống không có khả năng tài chính để làm dự án. Nói về vốn vay, ông Ứng cho rằng, việc kêu gọi vốn đầu tư ngành nước còn dễ hơn với bất động sản.

Luật sư Bùi Đình Ứng cũng cho rằng, việc Hà Nội quyết giá bán buôn cho nhà máy nước sông Đuống là sai thẩm quyền, sai quy định. Luật sư Ứng dẫn chiếu tại Nghị định 117 năm 2007, nhà nước chỉ quy định giá bán lẻ, còn việc giá bán buôn sẽ do các bên tự thỏa thuận.

“Cũng theo Nghị định này, giá bán buôn nước sạch không được vượt hơn giá bán lẻ hiện hành. Trong khi đó, giá bán buôn của Nhà máy nước sạch Sông Đuống được UBND TP Hà Nội quy định là 10.246 đồng/m3, còn giá bán lẻ là 7.700 đồng/m3. Do đó, người dân phản ứng là hoàn toàn có cơ sở”, luật sư Ứng nói.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.