Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng

Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng

Lê Thị Liên

Lê Thị Liên

Chủ nhật, 27/10/2019 10:00

Từ khi chồng mất, chị Lâm Thị Hai bị sang chấn tâm lí mạnh rồi từ đó bắt đầu đổ bệnh, cô con gái Trương Thị Xuân ở cùng cũng không hiểu tại sao cũng trở nên giống mẹ, hai mẹ con lầm lũi sống trong căn nhà lụp xụp giữa rừng hoang.

Tìm về ngôi làng nhỏ thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) hỏi về hoàn cảnh 2 mẹ con chị Lâm Thị Hai (SN 1972) và con gái là Trương Thị Xuân (SN 1994) quả không dễ. Hỏi những người trong thôn thì cũng ít ai biết về hoàn cảnh đặc biệt của hai mẹ con chị Hai.

“Nhà đấy giờ còn mỗi con Hai thôi, đứa con gái bỏ nhà đi lang thang 7,8 tháng nay không về rồi”, người đàn ông chúng tôi hỏi đường vào nhà chị Hai cho biết.

Để đến được nhà chị Hai, chúng tôi phải băng qua những ngôi nhà lợp ngói, vào một lối nhỏ khấp khểnh đá nhỏ dẫn ra con suối, bên kia là ngôi nhà thấp bằng đầu người được dựng bằng lớp tôn xập xệ bao quanh là cây cối um tùm được họ hàng thương tình dựng cho giữa quả núi vắng vẻ.

Ngôi nhà giữa rừng hoang của hai men con bị tâm thần

Gặp bà Hoàng Thị Ba, mẹ của chị Hai, người mẹ già gần 70 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi thì hai ông bà vẫn phải còng lưng nuôi hai mẹ con chị Hai.

Dẫn chúng tôi ra suối để sang bên kia nhà chị Hai, nhưng vừa thấy người lạ bên kia chị Lâm Thị Hai đã vội vàng ra ngó và chạy sâu vào rừng.

Bà Ba buồn rầu kể lại: “Nó thấy người lạ là chạy trốn, chả chịu gặp ai, cái Xuân thì bỏ đi 7,8 tháng nay không về, mấy lần trước bỏ đi, thằng cả nó phải thuê xe đón về, nhưng nhiều lần quá, nó cũng không khá giả gì, hai thân già chúng tôi còn phải lo ăn từng bữa..”.

Bắc qua con suối, ngôi nhà lụp xụp của hai mẹ con chị Hai chỉ vỏn vẹn gần chục mét vuông, tường nhà đắp đất bên trong, che tạm bằng tôn bên ngoài và phần mái cũng chỉ mới được thay bằng tấm lợp bro xi măng, nhưng vẫn bị dột vào những ngày mưa bão.

Lối đi duy nhất để có thể tới được ngôi nhà là phải lội qua một con suối nhỏ lởm chởm đá cuội, mùa cạn thì dễ lội qua chứ mùa lũ nước cũng ngập ngang người.

Bước vào ngôi nhà, giữa cửa là một đám khói nhỏ chị Hai mới đốt, bà Ba kể, mấy năm trước hai ông bà quây cho một khu nhỏ riêng để nấu nướng nhưng chị Hai cứ thích đốt lửa lung tung trong nhà, giờ bồ hóng bao quanh nhà.

Phía trong ngôi nhà chẳng có lấy một đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc giường đã quá ọp ẹp, cập kênh, vài ba cái nồi, bát đũa sứt mẻ, quần áo, chăn chiếu phủ đầy bụi và bồ hóng...Người ngoài nhìn vào cứ tưởng như một ngôi nhà hoang.

Tâm sự về cơ sự hai mẹ con chị Hai, bà Ba gạt giọt nước mắt kể, gia đình bà vốn là dân tộc Sán Dìu, ông bà sinh được 8 người con, chị Hai là con thứ hai trong nhà. Sau khi ly hôn chồng, chị Hai cùng con gái Trương Thị Xuân về ngoại sống. Một thời gian sau, chồng chị đột ngột qua đời, đã khiến chị suy nghĩ gây ra sang chấn tâm lý mạnh. Kể từ đó, chị bị bệnh thần kinh, không kiểm soát và tự chủ được hành vi của bản thân.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng

Bà Hoàng Thị Ba đau xót kể chuyện với chúng tôi về cuộc đời nổi trôi của hai mẹ con chị Hai

Tiếp sau đó, con gái Trương Thị Xuân ở với mẹ cũng không rõ lý do mà tự nhiên bị mắc căn bệnh giống mẹ. Hai mẹ con về nhà ông bà ngoại sống, nhưng do ông bà cũng quá khó khăn cộng thêm người con gái út tên Tám cũng bị tâm thần nên không thể giúp đỡ nhiều cho hai mẹ con, chỉ chu cấp một phần gạo và thực phẩm và dựng lên ngôi nhà nhỏ bên suối để hai mẹ con sống qua ngày, rau cháo nuôi nhau.

Cả hai mẹ con đều không có khả năng lao động, sức khỏe yếu, luôn trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê. Đến cơm ăn còn nấu nửa sống nửa chín. Hơn nữa là bệnh tình của hai mẹ con rất nặng, hễ thấy bóng dáng người lạ đến gần ngôi nhà là hai mẹ con lại rủ nhau bỏ đi.

Mấy tháng nay chị Hai sống một mình do con gái đã bỏ đi, tình trạng bệnh lại càng nặng hơn, đôi lúc thơ thơ, thẩn thẩn, rồi lại cười một mình.

"Mấy lần trước cái Xuân bỏ đi may sao có người báo chúng tôi cũng thuê xe đón về, dặn là đừng bỏ mẹ đi nữa, nhưng dăm bữa nửa tháng nó lại đi mất", bà Ba rưng rưng nói về đứa cháu ngoại.

Ông bà vừa phải đi làm, lại vướng cô con gái út cũng mắc bệnh tương tự, nên 2,3 hôm bà mới sang thăm con một lần. Thấy thiếu nước hay hết đồ ăn thì lại mang sang.

Bà kể: “Mang nhiều nó nấu một nồi xong nó cũng mang ra suối đổ hết, nên tôi chỉ mang ít một, thằng cả bên kia suối thỉnh thoảng nó cũng mang đồ ăn sang cho, nó cũng phải lo cho gia đình với 4 đứa con, nên cuộc sống cũng không dư giả được”.

Cứ thế hai mẹ con chị Hai sống lầm lũi không tiếp xúc với người xung quanh cũng gần chục năm. Quanh năm, hai mẹ con chỉ trông cậy vào sự trợ giúp và mớ rau, bát gạo của người thân, hàng xóm san sẻ.

Anh Lâm Văn Sinh (anh cả của chị Hai) cũng chia sẻ: “Biết hoàn cảnh 2 mẹ con như thế nhưng vì gia đình cũng chạy ăn từng bữa, hai vợ chồng chúng tôi đi làm cả ngày, các cháu đi học, nên không thể suốt ngày để mắt tới được”.

“Nhiều người bảo chúng tôi xích hai mẹ con lại, anh chị (PV) nghĩ xem tự tay xích em với cháu lại có đứt ruột không”, anh Sinh xót xa khi nhắc đến hoàn cảnh em gái mình.

Cũng theo anh Sinh, hai ông bà giờ già yếu, lại cộng đứa em gái út cũng mắc bệnh tương tự, gia đình anh thì cũng không đủ sức cõng được hai mẹ con chị Hai, chính vì thế rất mong được sự quan tâm của các nhà hảo tâm giúp sức để cuộc sống hai mẹ con được tốt hơn.

Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin về hoàn cảnh của hai mẹ con chị Lâm Thị Hai, ông Phùng Quang Đạt, chủ tịch UBND xã Tam Quan (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cho biết, chính quyền đã nắm được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Hai và cũng đã nhiều lần xuống động viên thăm hỏi gia đình.

"Hoàn cảnh của chị Hai thì chúng tôi cũng đã nắm được từ lâu và cũng đã nhiều lần xuống động viên hỏi thăm gia đình", ông Đạt cho biết.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 2).

Để sang được ngôi nhà hai mẹ con phải lội qua con suối khấp khểnh đá, mùa cạn có thể qua, nhưng mùa lũ thì ngập ngang người.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 3).

Ngôi nhà cao chưa đầy 1m7, người cao có thể cụng đầu.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 4).

Bên trong ngôi nhà thoạt đầu cứ ngỡ là nhà bỏ hoang.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 5).
Mọi thứ dính đầy bụi bẩn và bồ hóng.

 

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 6).

Bát ăn và những thứ khác chị Hai ném lung tung.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 7).
Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 8).
Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 9).

Những lớp tường được bọc bằng bùn đất bao quanh nhà.

Dân sinh - Xót xa cuộc sống hai mẹ con bị tâm thần sống trong ngôi nhà giữa rừng hoang vắng (Hình 10).
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.