Xử lý kho hàng 1.700 đồ điện gia đụng không rõ nguồn gốc

Xử lý kho hàng 1.700 đồ điện gia đụng không rõ nguồn gốc

Phùng Sỹ Sơn

Phùng Sỹ Sơn

Thứ 5, 01/02/2018 16:06

Kho hàng hơn 1.700 sản phẩm điện tử, điện gia dụng không rõ nguồn gốc bị bắt giữ, lực lượng QLTT cho biết đang tiến hành xử lý hành vi của công ty chủ quản.

Như đã đưa tin, Đội quản lý thị trường huyện Củ Chi, thuộc Chi cục quản lý thị trường TP.HCM phát hiện kho hàng của công ty TNHH Cơ điện lạnh Minh Khoa có địa chỉ số 258, ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM chứa hơn 1.700 sản phẩm điện gia dụng không rõ nguồn gốc, không có hoá đơn chứng từ.

Ngày 1/2, lực lượng QLTT huyện Củ Chi cho biết đang tạm giữ toàn bộ lô hàng trên và báo cáo về QLTT TP.HCM sớm có biện pháp xử lý hành vi này. Trước đó, ngày 18/12, QLTT huyện Củ Chi bất ngờ kiểm tra kho hàng và phát hiện vụ việc. Tại thời điểm kiểm tra, ông Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh công ty Minh Khoa, đã không xuất trình được các hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Ông Tuấn trình bày số hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc, do công ty Minh Khoa thiếu linh kiện để sản xuất nên mua trôi nổi trên thị trường về để sản xuất. Do đó, số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Xã hội - Xử lý kho hàng 1.700 đồ điện gia đụng không rõ nguồn gốc

Hàng nghìn sản phẩm điện gia dụng không có nguồn gốc bị phát hiện.

Trao đổi với PV, luật sư Bùi Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM về những vi phạm của công ty Minh Khoa. Luật sư Tuấn cho biết: Số hàng hoá bị lực lượng chức năng phát hiện không chứng mình được nguồn gốc xuất xứ thì có thể được liệt vào hàng lậu, hàng bất hợp pháp và buộc phải tiêu huỷ. Dùng số hàng lậu để buôn bán, tạo ra các sản phẩm là sai, gian lận ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng.

Tuỳ giá trị của tài sản, căn cứ số lượng hàng theo luật hình sự năm 2017, mức độ hàng hoá hành vi gian lận thương mại, công an sẽ vào cuộc điều tra. Sau đó xe xác minh xem doanh nghiệp vi phạm như thế nào, hành vi ra sao để có biện pháp xử lý.

Luật quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ Luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; hoặc phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ Luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Luật sư Tuấn cũng cho biết lực lượng QLTT cần giám định tài sản để sớm đưa ra khung hình phạt xử lý cho những hành vi sai phạm của doanh nghiệp. Đây cũng để răn đe những người vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.