Xử lý nợ xấu: Giao quyền năng lớn cho tổ chức tín dụng có hợp lý?

Xử lý nợ xấu: Giao quyền năng lớn cho tổ chức tín dụng có hợp lý?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 2, 12/06/2017 20:22

Nhiều ĐBQH tỏ ra băn khoăn về quyền thu giữ tài sản đảm bảo quy định tại Điều 7 trong Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu giao quyền năng lớn cho tổ chức tín dụng liệu có hợp lý.

Xã hội - Xử lý nợ xấu: Giao quyền năng lớn cho tổ chức tín dụng có hợp lý?

ĐB Hoàng Thị Thu Trang phát biểu thảo luận tại Hội trường.

Chiều 12/6, QH tiến hành thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bàn về quyền năng của tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (đoàn Nghệ An) băn khoăn: “Về cơ chế xử lý tranh chấp cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thu giữ xử lý tài sản đảm bảo, báo cáo giải trình chỉ nêu được một phần nếu xảy ra tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và người vay. Song, có những trường hợp trong thực tiễn không chỉ tranh chấp giữ tổ chức tín dụng và người vay, mà là người vay hoặc những người liên quan như người đồng sở hữu, người thừa kế, người đang thuê tài sản sẽ đề nghị xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo. Đối chiếu với pháp luật dân sự hiện hành, tôi thấy xử lý vấn đề này chưa được quy định một cách đầy đủ và rõ ràng.

Việc Nghị quyết giao cho tổ chức tín dụng một quyền năng rất lớn là thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo, đây không phải là cơ quan Nhà nước, không có quyết định hành chính thì đương nhiên sẽ đặt ra quyền khiếu nại tố cáo của bên bị thu giữ theo Luật Tố cáo và Luật khiếu nại. Những hành vi vi phạm trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản sẽ có khả năng xảy ra, thậm chí xảy ra rất nhiều về trình tự thủ tục thu giữ xử lý tài sản của tổ chức tín dụng. Tại Nghị quyết quy định khái quát, chung chung so với quy định của Luật Thi hành án dân sự hiện hành”.

ĐB Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) cho rằng: “Việc thu giữ tài sản bảo đảm là một việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng Ngân hàng và bảo đảm quyền lợi của Nhà nước. Nhưng nếu chúng ta chỉ căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên và mọi hợp đồng chúng ta đều thu giữ thì tôi cho rằng đây là việc phức tạp và chưa hợp lý”.

ĐB Bình phân tích: “Trước hết, cần xác định hợp đồng đó có hiệu lực hay không, đã xảy ra nhiều trường hợp là hợp đồng vô hiệu lực. Nếu hợp đồng vô hiệu lực mà vẫn thu giữ tài sản thì không thể bảo đảm quyền lợi pháp luật. Thực tế đã xảy ra trường hợp, một doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, trong hợp đồng đó nêu rõ được phép góp vốn liên doanh nhưng khi hoạt động thua lỗ, phá sản thì Nhà nước mất. Với hợp đồng như vậy nhưng Ngân hàng vẫn ký, vẫn cho vay và bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp đấy phá sản, sau này Ngân hàng yêu cầu chính quyền trả tài sản đó, nhưng tòa án cho rằng hợp đồng này vô hiệu”.

Đỗ Thơm

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.