Xử lý tài chính 350 nghìn tỷ đồng để lành mạnh nền tài chính quốc gia

Xử lý tài chính 350 nghìn tỷ đồng để lành mạnh nền tài chính quốc gia

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 5, 25/03/2021 14:59

Đây là số tiền mà Kiểm toán Nhà nước đã xử lý thông qua các hoạt động kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công trong 5 năm qua.

Trong phần báo cáo nhiệm kỳ công tác 2016 - 2021 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trước Quốc hội sáng 25/3, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, ngay từ năm 2016, để triển khai thi hành luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, thực hiện chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, KTNN đã ban hành kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý liên quan đến hoạt động của KTNN.

Kết quả, đã ban hành 32 văn bản quy phạm pháp luật và 57 văn bản quản lý nội bộ, trong đó đã xây dựng và ban hành mới hệ thống 39 Chuẩn mực KTNN theo chuẩn quốc tế ISSAI phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Về thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán có nhiều đổi mới cả về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng ngày càng được nâng cao, bám sát các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, các vấn đề có rủi ro cao về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo hướng ngày càng khoa học, minh bạch và công khai.

Trong nhiệm kỳ, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo bộ Công an điều tra xử lý; cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán: Nhiệm kỳ 2016 - 2021, số kiến nghị về xử lý tài chính của KTNN đã được các đơn vị thực hiện là 237.578 tỷ đồng, đạt 73,6% tổng số kiến nghị; có 136/786 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của KTNN.

Tiếp sau phần trình bày của Tổng KTNN Hồ Đức Phớc, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đọc trước Quốc hội báo cáo kết quả  thẩm tra báo cáo công tác của KTNN nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Theo đó, người phụ trách vấn đề tài chính ngân sách của Quốc hội nhận định, trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự cố gắng, nỗ lực, KTNN đã từng bước khẳng định vị thế là cơ quan kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công do Quốc hội thành lập, là công cụ của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Tiêu điểm - Xử lý tài chính 350 nghìn tỷ đồng để lành mạnh nền tài chính quốc gia

Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo nhiệm kỳ 2016-2021 của Kiểm toán Nhà nước sáng 25/3.

Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá trong báo cáo của KTNN, báo cáo đã thể hiện tương đối đầy đủ kết quả đạt được trong hoạt động của KTNN.

“Trong nhiệm kỳ, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng, bằng 3,5 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản, bằng 2,18 lần nhiệm kỳ trước”, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nói.

Tuy nhiên, ủy ban TCNS  của Quốc hội cũng lưu ý, KTNN cần lưu ý một số vấn đề tồn tại như:  Chưa đảm bảo 100% báo cáo tài chính của các Bộ, cơ quan Trung ương, và Báo cáo quyết toán các địa phương được kiểm toán thường xuyên hàng năm theo yêu cầu của luật NSNN; tỉ  lệ thực hiện kiến nghị về xử lý tài chính tăng song vẫn còn nhiều kiếnnghị chưa được thực hiện (bình quânđạt 73,6%). Thực hiện kiến nghị liên quan đến hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản còn thấp (136/786 văn bản kiến nghị), thấp hơn so với nhiệm kỳ trước.

Ngoài ra, việc công khai Báo cáo kiểm toán cơ bản đã được thực hiện theo quy định, tuy nhiên hiệu quả, tính lan tỏa còn hạn chế; việc tiếp cận, khai thác thông tin, kết quả kiểm toán còn chưa thuận lợi…

Tiếp theo chương trình kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV, buổi chiều 25/3, Quốc hội thảo luận tại tổ về hai nội dung:

Một là: Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của ủy ban Thường vụ Quốc hội, hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

Hai là: Các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.