Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay

Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay

Thứ 6, 03/03/2017 16:51

Mặc dù hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng nhưng người dân vẫn vô tư "giải quyết nỗi buồn" trên đường phố Hà Nội.

image

Bất chấp lệnh phạt vẫn ngang nhiên tè bậy.

Mới đây, 3 trường hợp có hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện) không đúng nơi quy định đã bị Đội Cảnh sát Môi trường Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội ghi hình và xử phạt với mức 2 triệu đồng/người.

Ngày 28/2, trong quá trình tuần tra xử lý, UBND phường Dịch Vọng Hậu đã phát hiện, bắt quả tang 2 trường hợp tiểu bậy không đúng nơi quy định và xử phạt 4 triệu đồng.

Dù lực lượng chức năng cương quyết phạt nặng nhưng nhiều người vẫn vô tư tè bậy tại nơi công cộng.

Xã hội - Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay

 Người đàn ông vô tư "tè bậy" tại công viên hồ Linh Đàm.

Xã hội - Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay (Hình 2).

 Bờ sông Tô Lịch lâu nay vốn là một địa điểm "đẹp" để "giải quyết nỗi buồn", tình trạng này vẫn diễn ra dù quy định mới đã có hiệu lực.

Xã hội - Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay (Hình 3).

 Hiên ngang "tè bậy" trên con phố đông đúc người qua lại.

Xã hội - Xử phạt người 'tiểu đường': Vẫn hạn chế, số vụ đếm trên đầu ngón tay (Hình 4).

 ...hay trên những con đường quốc lộ.

Theo ghi nhận của PV, tại một số nơi như công viên hồ Linh Đàm, ven bờ sông Tô Lịch, dọc đường quốc lộ 5, thậm chí giữa đường Nguyễn Trãi (Quận Thanh Xuân, Hà Nội)... vẫn còn tình trạng người dân ngang nhiên "giải quyết nỗi buồn" không đúng nơi quy định.

Nỗi trăn trở của đơn vị thực thi

Sau một tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực, một số đơn vị cơ sở của thành phố Hà Nội có chức năng xử phạt hành vi này đã ra quân thực hiện. Tuy nhiên, số trường hợp đưa ra xử phạt rất hạn chế.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Tâm – Phó Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hà Nội đã có buổi chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin.

Theo lời ông Tâm, nghị định 179 so với nghị định 155 có nhiều điều chỉnh, mức xử phạt tăng tối thiểu gấp 5 lần, tối đa 10 lần. Phòng Cảnh sát môi trường đã có kế hoạch triển khai thực hiện nghị định mới trong công tác năm 2017. Tuy nhiên việc xử lý rất hạn chế, số đầu vụ đếm trên đầu ngón tay.

“Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 1/2, đến nay phòng chưa xử lý trường hợp nào. Theo báo cáo nhanh thì phía công an quận, phường mới xử lý khoảng 10 trường hợp nhưng chưa có báo cáo cụ thể.

Từ lúc triển khai nghị định 155 kết quả rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến lực lượng thực thi quá mỏng, trong khi địa bàn rộng. Việc tuyên truyền, triển khai giữa các đơn vị thực thi chưa đồng bộ”, ông Tâm cho hay.

Ông Tâm đưa quan điểm, mặt tích cực của nghị định 155 là có tính răn đe, phòng ngừa cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người thực hiện công vụ khi tiến hành lập biên bản xử phạt, cưỡng chế người vi phạm. Bởi “với mức tiền cao, việc chấp hành của người bị xử phạt sẽ vô cùng khó khăn”.

“Trước đây mức phạt theo quy định cũ là dưới 500 nghìn đồng, có thể xử phạt tại chỗ. Nay mức phạt tối thiểu từ 500 đến 1 triệu đồng nên không thể phạt tại chỗ mà phải lập biên bản, làm hồ sơ theo quy định...”

Ông Tâm cho hay, phòng cảnh sát môi trường sẽ chủ trương chỉ đạo các quận, huyện, phường... phối hợp thực hiện, đồng thời trực tiếp xử lý. Chủ yếu cần giải quyết ở các điểm tập trung như bệnh viện, bến xe, khu vui chơi... rồi đến các con phố lớn của Thủ đô. 

Để tăng tính hiệu quả khi thực hiện, ông Tâm cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến để mọi người hiểu biết pháp luật, quy định trong luật. Đồng thời đẩy cao trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền từ cơ sở như phường, quận, huyện, cho đến thành phố trong việc đôn đốc, thực hiện. Ngoài ra, cần nỗ lực kiểm tra, xử lý và nhân rộng các gương điển hình trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ông Tâm vui mừng cho biết, thành phố năm nay có kế hoạch xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, biển báo, hướng dẫn... Điều này sẽ giúp người vãng lai khi đến Thủ đô biết khu vực nhà vệ sinh, điểm tập kết rác và thực hiện đúng quy định.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000 đến 300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Phùng Chiến

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.