Xuất hiện chiêu “thả tép câu tôm” lừa tiền chủ nhà hàng ở Huế

Xuất hiện chiêu “thả tép câu tôm” lừa tiền chủ nhà hàng ở Huế

Lê Công Thành

Lê Công Thành

Thứ 5, 30/03/2023 11:00

Một chủ nhà hàng ở Huế vừa bị lừa đảo chiếm đoạt tiền bởi một chiêu trò “thả tép câu…tôm hùm”, hết sức tinh vi.

Ngày 29/3, thông tin với PV Người Đưa Tin, bà Trần Thị Thanh H., chủ nhà hàng S.H, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ (Thừa Thiên-Huế) cho biết, bà vừa bị kẻ gian lừa đảo chiếm đoạt số tiền 4.315.000 đồng thông qua việc đặt tiệc và nhờ mua rượu.

Theo đó, vào lúc 11h5 ngày 25 /3, bà H. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0359091741 gọi đặt ăn vào lúc 18h cùng ngày  với số lượng khách đặt ăn khoản 35-40 người với suất ăn 400.000 người/suất ăn chưa kể nước uống. Tổng giá trị khoảng 16.000.000 đồng.

An ninh - Hình sự - Xuất hiện chiêu “thả tép câu tôm” lừa tiền chủ nhà hàng ở Huế

Bằng chiêu thức đặt tiệc nhà hàng, nhờ mua rượu, kẻ gian đã lừa được chủ nhà hàng. (Ảnh minh hoạ)

Sau khi đặt xong, người này đã điện thoại lại báo bà H. mua cho khách một loại rượu trên nhãn hiệu là Chateau Armaichal và một loại Lé Bécases. Tuy nhiên, sau khi tìm mua  trên thị trường không có, bà H. đã điện lại báo khách.

Sau đó, người này  liền cung cấp cho bà H. số điện thoại người cung cấp loại rượu trên với số điện thoại là 0382078302 để đặt mua.

“Tôi đã liên lạc với người mà khách cung cấp số điện thoại. Sau khi thỏa thuận mua số rượu trên thì người có số điện thoại 0382078302 bảo tôi chuyển tiền với số tiền là 4.315.000 đồng”, bà H. cho biết.

Tiếp đó, bà H. cẩn thận điện thoại lại cho khách và đề nghị chuyển tiền đặt hàng  để  trả tiền rượu.

“Sau đó, khách gửi qua zalo cho tôi hình ảnh đã chuyển tiền tạm ứng là 15.000.000 đồng và đã chuyển thành công . Tôi dò trên tài khoản không có, tôi lại điện thoaị cho khách và nói là  tiền không nhân được. Tuy nhiên, người này lại bảo do ngày hôm nay là ngày thứ bảy nên việc chuyển khoản dể bị trục trặc nên đến chậm. Do chủ quan tin tưởng hình ảnh khách gửi và đã làm việc với người bán rượu, vào lúc 17h19 phút ngày 25/03, tôi đã chuyển số tiền 4.315.000 đồng cho người bán rượu”, chủ nhà hàng S.H kể lại.

Và khi đến giờ đặt tiệc, tức 18h ngày 25/3, thấy rượu đặt chưa đến, bà H. liền gọi điện cho người bán rượu thì phát hiện số điện thoại trên không còn nữa. Tương tự, gọi lại cho khách đặt tiệc cũng không liên lạc được, bà Hải mới biết mình bị lừa.

An ninh - Hình sự - Xuất hiện chiêu “thả tép câu tôm” lừa tiền chủ nhà hàng ở Huế (Hình 2).

Hình ảnh chuyển khoản được đối tượng lừa đảo gửi đến bà H.

“Dù số tiền bị lừa có thể không nhiều nhưng đây là chiêu trò lừa đảo mới, tinh vi, vì không muốn ai bị lừa như mình, tôi  đã trình báo sự việc đến cơ quan công an để họ cảnh báo đến người dân, đặc biệt là các chủ nhà hàng, quán nhậu”, bà H. chia sẻ.

Hiện sự việc đã được trình báo đến cơ quan Công an thị xã Hương Thuỷ, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cơ quan công an thị xã Hương Thủy đã tiếp nhận đơn của bà H.

Trước đó, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.Đà Nẵng cũng đã phát đi thông báo cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo trên.

Theo đó, thời gian gần đây, một số nhà hàng tại Đà Nẵng cũng gặp tình trạng bị lừa đảo đặt tiệc, nhờ mua rượu, thực phẩm cho khách. Khi nhà hàng đề nghị khách chuyển tiền, sát thời gian tiệc, "khách hàng" gửi cho nhà hàng hình ảnh nội dung đã chuyển khoản thành công tiền đặt hàng. Tuy nhiên, do chưa nhận được thông báo từ ngân hàng nên nhân viên gọi điện và được giải thích có thể chậm là do chuyển liên ngân hàng. Lúc này, "khách hàng" gọi điện, hối thúc sắp đến dự tiệc. Vì vậy, nhà hàng đã chuyển số tiền đặt hàng cho bên bán rượu, thực phẩm. Đến khi vào tiệc thì nhà hàng "té ngửa" vì chẳng có khách và số rượu, thực phẩm đặt giùm cũng không có ai mang tới. "Khách VIP" cũng chặn liên lạc.

Theo phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.Đà Nẵng, các đối tượng này xây dựng kịch bản lừa đảo rất tinh vi, thông tin đưa ra rất logic và thuyết phục. Chúng sử dụng nhiều số điện thoại, Zalo liên tục gọi điện nhắn tin thúc giục làm cho bị hại rơi vào trạng thái tâm lý bị dồn ép và làm theo kịch bản của chúng giăng ra. Ngoài ra, các đối tượng này còn làm giả thông tin đã giao dịch chuyển tiền thành công để bị hại tin tưởng. Do đó, các cơ sở kinh doanh ăn uống cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo này, nhất là những yêu cầu đặt tiệc qua mạng viễn thông, mạng xã hội.

Lê Kông

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.