Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Tây Ninh

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Tây Ninh

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Chủ nhật, 07/07/2019 14:39

Ngày 7/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh tổ chức tiêu hủy 16 con lợn và xử lý môi trường xung quanh, tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã biên giới Thành Long, huyện Châu Thành.

Tin nhanh - Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Tây Ninh

Phun thuốc tiêu độc, khử trùng xe vận chuyển lợn nhập tỉnh tại chốt kiểm dịch cầu 33, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Đàn lợn này được Chi cục Thú y vùng VI xác định đã bị dịch tả lợn châu Phi, sau khi nhận được mẫu xét nghiệm. 

Đây là ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên trong tỉnh, được phát hiện tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên khu vực của một xã biên giới của tỉnh. 

Ông Nguyễn Đình Thanh, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Châu Thành cho biết, sáng 6/7, sau khi được hộ gia đình bà Tống Thị Ngọc Tuyết tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành Long báo có 10 trên tổng số 16 con lợn của bà chết bất thường, cán bộ thú y đến kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm gửi đến Chi cục Thú y vùng VI, đồng thời cấp thuốc sát trùng, hướng dẫn hộ bà Tuyết đào hố chôn lấp số lợn chết theo đúng quy định.

Tối 6/7, Chi cục Thú y vùng VI xác định số lợn chết của bà Tuyết dương tính với bệnh tả lợn châu Phi.

Sáng 7/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với cán bộ thú y huyện Châu Thành tiếp tục tiêu hủy thêm 6 con lợn còn lại nuôi chung đàn với số lợn đã chết, đồng thời cho rải vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng nơi chuồng trại có lợn bị nhiễm bệnh và môi trường xung quanh, nhằm tránh bệnh dịch lây lan.

Sau khi phát hiện ổ dịch xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân đã kiểm tra hiện trường, chỉ đạo chính quyền địa phương huyện Châu Thành,  ngành thú y tỉnh khẩn trương khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức rắc vôi, phun thuốc khử trùng thêm môi trường xung quanh và toàn khu vực; đồng thời khẩn trương lập chốt kiểm dịch 2 bên đầu đường đi ngang qua ổ dịch, ngăn ngừa các trường hợp người dân trong vùng tẩu tán khi có lợn bị bệnh và đưa lợn từ các nơi khác vào vùng đang có dịch.

Theo TTXVN

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.