Xuất hiện trăng xanh hiếm gặp vào đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch

Xuất hiện trăng xanh hiếm gặp vào đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Chủ nhật, 22/08/2021 11:30

Đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam (22/8), sẽ diễn ra hiện tượng trăng xanh theo mùa hiếm gặp.

Trăng xanh là tên gọi cho một hiện tượng thiên văn hiếm gặp, thông thường dùng để chỉ lần trăng tròn thứ 2 trong cùng 1 tháng dương lịch. Tuy nhiên, những người làm nông nghiệp còn định nghĩa trăng xanh theo mùa.

Mỗi mùa trong năm thường có 3 lần trăng tròn, nhưng đôi khi sẽ có 1 mùa có đến 4 lần trăng tròn. Khi này, lần trăng tròn thứ 3 trong mùa cũng sẽ được gọi là trăng xanh. Cả 2 loại trăng xanh kể trên đều diễn ra theo chu kỳ 7 lần/19 năm.

Văn hoá - Xuất hiện trăng xanh hiếm gặp vào đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch

Trăng xanh thực chất không có màu xanh, mà chỉ là tên gọi cho một hiện tượng hiếm gặp. (Ảnh: Insider).

Lần trăng xanh trong năm 2021 là trăng xanh theo mùa, diễn ra vào ngày 22/8 - đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam. Đây là trăng tròn thứ 3 trong mùa hè năm 2021 (từ ngày 21/6 đến 22/9).

Theo EarthSky, các trăng xanh theo mùa không phổ biến, xảy ra khoảng hai đến ba năm một lần. Mùa trăng xanh gần đây nhất là vào ngày 18/5/2019 và sẽ xuất hiện lần tiếp theo vào 19/8/2024.

Mặt trăng vào đêm nay (22/8) sẽ đạt cực đại vào lúc 19h02 nhưng trăng tròn xuất hiện trong khoảng ba ngày, từ đêm thứ Sáu (ngày 20/8) đến sáng thứ Hai (ngày 23/ 8), khiến nó trở thành "trăng tròn cuối tuần", theo NASA.

Tuy nhiên, tên gọi trăng xanh không có nghĩa là mặt trăng sẽ tỏa ra ánh sáng có sắc thái xanh, thay vào đó nó xuất hiện với hình ảnh quen thuộc như chúng ta vẫn thấy.

Văn hoá - Xuất hiện trăng xanh hiếm gặp vào đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch (Hình 2).

Trong trường hợp hy hữu khi bầu khí quyển bất thường mới khiến cho mặt trăng trông có màu hơi xanh. (Ảnh: NASA).

Trước đó, trong quá khứ đã xuất hiện những trường hợp bầu khí quyển bất thường khiến cho mặt trăng và cả mặt trời có màu hơi xanh, do tro bụi núi lửa (từng xảy ra sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa tháng 3/1883) hoặc khói bụi cháy rừng (vụ cháy miền Tây Canada tháng 9/1950) bay vào khí quyển.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.