Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 7, 09/12/2023 14:00

Trong số các thị trường tại EU, thị phần gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam tại Đan Mạch là lớn nhất.

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ trong tháng 11/2023 đạt mức cao nhất trong 1 năm qua, đạt 18,0 triệu USD, tăng 30,9% so với tháng 10/2023, nhưng giảm 3,0% so với tháng 11/2022.

Tính chung trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 131,85 triệu USD, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Đặc biệt kể từ đầu năm 2023 đến nay, nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Hoa Kỳ và EU từ Việt Nam có xu hướng giảm. Hiện, thị phần các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU có xu hướng giảm.

Cụ thể trong tháng 10/2023, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ sang thị trường EU đạt 5,04 triệu USD, tăng 53,8% so với tháng 9/2023, giảm 21,0% so với tháng 10/2022.

Tính chung trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU chiếm 34,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, đạt 39,46 triệu USD, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm 2022. 

Xu hướng thị trường - Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Xuất khẩu gốm sứ nhiều triển vọng. Ảnh minh họa.

Thị trường tiềm năng đối với gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam

Trong số các thị trường tại EU, thị phần gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam tại Đan Mạch là lớn nhất.

Theo số liệu trên báo Công Thương, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 10/2023 đạt 5,81 triệu USD, tăng 47,1% so với tháng 9/2023, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Hoa Kỳ chiếm 32,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, đạt 37,40 triệu USD, giảm 48,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Nếu như thời gian trước Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc trong số các thị trường cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho Hoa Kỳ, thì trong 9 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam giảm mạnh. Đáng chú ý, trong tháng 7/2023, nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần 8 năm.

Đáng chú ý 2 tháng gần đây, nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp, đạt 2,43 triệu USD trong tháng 9/2023, tăng 5,5% so với tháng 8/2023, nhưng giảm tới 61,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2023, đạt 44,38 triệu USD, giảm 49,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thị trường Hoa Kỳ, hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau các thị trường Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Mexico, Italia và Thái Lan, với thị phần trong 9 tháng đầu năm 2023 giảm xuống mức 3,1% so với mức 4,2% của cùng kỳ năm 2022.

Dự báo, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong những tháng tới tiếp tục gặp nhiều khó khăn và giảm so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp cũng nên tập trung khai thác thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Brazil…

Việt Nam sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nằm trong top lớn nhất trên thế giới

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với năng lực sản suất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới.

Gốm sứ là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu thị trường trong nước, sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu; trong đó, doanh thu xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 220 triệu USD.

Thông tin trên TTXVN, những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược như Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý phát triển vật liệu xây dựng cùng các Thông tư hướng dẫn, Chiến lược Phát triển Vật liệu Xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050… Cùng đó, nhiều chỉ đạo điều hành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vật liệu xây dựng; trong đó có vật liệu gốm sứ xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay.

Đồng thời, các địa phương cũng tích cực kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy nhanh thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án. Các doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư, triển khai đưa vào vận hành nhiều dự án sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Các chuyên gia đánh giá, trong khoảng 20 năm gần đây, ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Trúc Chi (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.