Xuất khẩu thủy sản sang EU có thể sẽ rơi vào trạng thái đình trệ

Xuất khẩu thủy sản sang EU có thể sẽ rơi vào trạng thái đình trệ

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Chủ nhật, 07/01/2024 16:51

Nếu không gỡ được "thẻ vàng" IUU trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang EU sẽ gặp nhiều thách thức do thủ tục chứng nhận khai thác còn bất cập,...

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đưa ra những nhận định về xuất khẩu thủy sản năm 2024 sau khi kết thúc năm 2023 với nhiều khó khăn.

Theo VASEP, năm vừa qua, lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm và những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 9 tỷ USD, tương ứng giảm 17% so với năm trước.

Năm 2024, các chuyên gia VASEP dự báo, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Xung đột Nga – Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới làm xáo trộn thương mại toàn cầu, trong đó có thủy sản. Điều đó khiến chi phí vận tải tăng, các giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng; đồng thời cũng có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024.

VASEP nhận định, "thẻ vàng" IUU tiếp tục là thách thức đối với hải sản Việt Nam. Nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu thủy sản sang EU đình trệ do thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập khi các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất trước tình hình trên.

Đồng thời, chu kỳ giảm giá của nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn cho đến hết nửa đầu năm 2024. Về tiêu thụ, nhu cầu thị trường tập trung vào các phân khúc hàng giá rẻ hơn như cá hộp, cá nguyên liệu để chế biến cá hộp, cá khô, tép khô.

Tại các thị trường, VASEP nhận định, nhu cầu hồi phục chậm và xu hướng tăng nhập khẩu tôm giá rẻ từ Ecuador, dẫn đến tôm xuất khẩu sang Mỹ sẽ khó khăn hơn nếu bị áp thuế chống trợ cấp (CVD). Tại Trung Quốc, nhu cầu phục hồi mạnh hơn, nhưng trả giá thấp, khó cạnh tranh

Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam tiếp tục cạnh tranh với Ecuador và Ấn Độ về giá và nguồn cung. Tình trạng dư cung có thể vẫn tiếp diễn tới nửa đầu năm (sản lượng tôm thế giới năm 2024 sẽ tăng 4,8%, lên 5,9 triệu tấn). Ecuador và Ấn Độ đang tăng thị phần cả ở Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản, đồng thời tăng xuất khẩu tôm chế biến dù tỷ trọng còn khiêm tốn.

Đối với mặt hàng cá tra, VASEP cho rằng, tồn kho tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề. Giá xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại ở các thị trường. Ngoài sản phẩm phile đông lạnh, xu hướng nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ (bong bóng cá, chả cá tra) tiếp tục tăng.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự đoán các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 tỷ – 10 tỷ USD trong năm 2024, cao hơn khoảng 3%-8% so với thực hiện năm 2023.

Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6 – 3,8 tỷ USD.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.