Vào một chiều đầu tháng 4, chúng tôi đến nhà tang lễ X., nó được coi là một trong những nhà tang lễ lớn nhất Thủ Đô.
Dù ngoài trời khá nóng bức khi thời tiết đang vào tiết hè nhưng vừa bước vào cổng, ai trong chúng tôi cũng đều cảm nhận được cái lạnh lẽo, âm u với những tiếng tụng kinh, gõ mõ hương khói nghi ngút xồng xộc vào mắt, mũi.
Để liên hệ với những nhân viên tại nhà xác này mất rất nhiều thời gian vì họ khá kiệm lời, không thích lên báo do sợ người quen dị nghị. Ảnh minh họa.
Nghề chọn người nhờ chữ "duyên"
Chúng tôi liên hệ với những nhân viên tại nhà xác này mất rất nhiều thời gian. Vì ai cũng cho rằng cái nghề này nó "nhạy cảm" và không có gì hay ho để đưa lên báo chí. Có người thì thẳng thừng từ chối, có người thì lưỡng lự nhưng rất khó để mở lời.
Kể cả anh H., một nhân viên làm việc lâu năm trong nhà xác này đồng ý trò chuyện với PV. Nhưng anh H. đề nghị được dấu tên, dấu danh tính vì sợ... người quen biết chuyện lại dị nghị những điều không hay ho.
Anh H. cùng rất nhiều anh em khác ở đây là những người thợ trang điểm không chuyên cho những người đã khuất. Cả đời các anh nào có biết cầm thỏi son hay phấn trang điểm như các chị bao giờ. Nhưng rồi dần dần thành quen, các anh vô tình trở thành những "nghệ sĩ" trang điểm thực thụ.
"Lúc đầu, mình cũng sợ sợ vì nào có biết tô son là gì. Người sống thì đã đành, đây còn là người chết nữa nên cũng ngại. Nhưng dần dần thành quen nên bây giờ cũng chẳng sợ gì nữa".
Anh H. lí giải tiếp: "Nhiều người cũng hỏi mình, tại sao các anh phải làm mà không phải các chị thì mình cũng thật thà nói rằng, các chị nhìn thấy thôi cũng đã sợ ... chạy mất dép chứ đừng nói là trang điểm cho tử thi".
Anh H. vốn là người tỉnh lẻ lên Hà Nội lập nghiệp. Nhưng vì