Xúc động tâm sự của ‘bóng hồng’ sở hữu ‘trái tim chiến binh’

Xúc động tâm sự của ‘bóng hồng’ sở hữu ‘trái tim chiến binh’

Thứ 4, 08/03/2017 16:27

Thiếu tá Mary Jennings Hegar đã trở thành một tấm gương về lòng dũng cảm, anh hùng của những nữ quân nhân trong quân đội Mỹ.

Từng được tặng huân chương Purple Heart vì chiến đấu dũng cảm ở chiến trường Afghanistan, Thiếu tá Mary Jennings Hegar còn dũng cảm khi đâm đơn kiện chính sách của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta là "bất công với phụ nữ". Nhắc đến cô là nhắc tới tấm gương về lòng gan dạ, anh hùng của những "bóng hồng" trong quân đội Mỹ.

Tiêu điểm - Xúc động tâm sự của ‘bóng hồng’ sở hữu ‘trái tim chiến binh’

 Thiếu tá Mary Jennings Hegar chụp ảnh tại chiến trường Afghanistan.

Xuất hiện trên CBS This Morning (ngày 8/3), Thiếu tá Mary Jennings Hegar tâm sự: “Từ khi còn là một cô bé, tôi đã ao ước trở thành một phi công và tôi đã từng bước chứng minh năng lực của mình. Tôi cũng là một người mê chinh phục độ cao, tôi đạp xe đạp leo núi, đi trượt tuyết và những thứ tương tự như thế. Tôi cho rằng, năng lực tác chiến không liên quan đến giới tính hay bất cứ điều gì khác. 

Hegar gia nhập lực lượng không quân Mỹ vào năm 1999, cô được đào tạo trở thành một phi công của Lực lượng không quân vệ binh quốc gia (National Guard Air). Trong một trận chiến năm 2009, máy bay của Hegar bị bắn hạ khi đang cứu hộ 3 binh sĩ bị thương. Cô đã phải tham gia chiến đấu và bị thương nặng.

Những thương tích trong trận chiến đã khiến cô không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong lực lượng không quân, trong khi chiến đấu ở mặt đất lại không cho phép nữ giới tham gia, nên cô buộc phải rời quân ngũ. 

Khi được phóng viên yêu cầu mô tả lại “thời khắc nguy hiểm” năm đó, Hegar nói: “Thời điểm đó thực sự không đáng sợ như mọi người nghĩ, chúng tôi đã được đào tạo để hành động như vậy. Dù vết thương máu chảy xối xả nhưng khi bạn đã sẵn sàng chiến đấu thì mọi thứ đều không thể ngăn cản được. Tôi đã hành động theo trái tim, tính cách, khả năng, sự quyết đoán và mong muốn cống hiến”.

Theo cựu quân binh, dù mong muốn tiếp tục chuyển sang làm nhiệm vụ chiến đấu mặt đất, nhưng những vị trí đó  lại không "mở" cho phụ nữ. Dù các binh sĩ nữ thực tế vẫn tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến kéo dài một thập kỷ qua tại Afghanistan và Iraq, với 140 người thiệt mạng trên chiến trường.

Hiện Hegar đã lập gia đình và có ba đứa con, trong đó cô con gái 16 tuổi mong muốn được được theo ngành thủy quân lục chiến. “Các con tôi đều rất tự hào với những gì mẹ chúng làm được”.

Còn với quân đội Mỹ, sau vụ kiện của nữ Thiếu tá Hegar, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã nỗ lực thực hiện các hoạt động để thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong quân ngũ. Trong thời ông làm lãnh đạo, khoảng 14.500 phụ nữ đã gia nhập quân đội và ông đã chỉ đạo khai thác thêm vai trò lãnh đạo của những “bóng hồng” trong quân đội.

Luật sư của ACLU Ariela Migdal, người từng theo đuổi vụ kiện của Hegar năm đó nhận định: “Những người phụ nữ này đã phục vụ cho đất nước một cách can trường, đã chứng minh được năng lực của mình dưới bom đạn chẳng khác gì nam giới. Những thay đổi trong chính sách đã cho thấy đóng góp to lớn của những phụ nữ mang trên mình màu áo lính".

Xem thêm >>> Trước ‘mối đe dọa mới’, Mỹ bất ngờ có động thái quân sự tại Hàn Quốc

 

Phương Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.