Ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam ngày Tết

Ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam ngày Tết

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 5, 15/02/2018 13:00

Mâm ngũ quả ngày Tết ở ba miền có các loại quả khác nhau, nhưng đều tựu chung ý nghĩa hội tụ của hồn quả, hương cây, của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân gửi gắm.

Tết Nguyên đán 2018 đã đến gần, trong nhiều đồ vật trang trí nhà cửa thì các gia đình cũng chú trọng việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, nhà ngoại cảm Cung Hà- Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý thuộc viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, vùng miền mà các gia đình có cách bày biện, sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau.

Văn hoá - Ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam ngày Tết

Mâm ngũ quả miền Bắc (Ảnh minh họa).

Cần đặc biệt lưu ý, số lượng phải là ngũ quả bởi theo quan niệm ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc: Phú – Qúy – Thọ - Khang – Ninh (tức giàu có- sang trọng - sống lâu - mạnh khỏe - an toàn), ngũ hành.

Cũng theo ông Cung Hà, cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại quả: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa nải chuối để quả bưởi và xung quanh xếp xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hồng vàng, ớt đỏ...

Mâm ngũ quả miền Trung chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ các loại quả: Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Văn hoá - Ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam ngày Tết (Hình 2).

Mâm ngũ quả miền Trung (Ảnh minh họa)

Mâm ngũ quả miền Nam thường có các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”).

Theo ông Cung Hà, tùy theo vùng miền khác nhau mà có các loại quả khác nhau, cũng không cứ phải tìm đủ loại quả. Nếu vườn cây có quả gì thì mang bài trí là quý nhất.

Văn hoá - Ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam ngày Tết (Hình 3).

Mâm ngũ quả miền Nam (Ảnh minh họa).

Mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung là thể hiện lòng thành kính, ước mong nhiều điều tốt lành trong năm mới. Vì thế, theo ông Cung Hà, mỗi một loại quả được bày biện trong ngày Tết mang ý nghĩa riêng.

+ Quả lê: Có vị ngọt thanh có ý nghĩa làm việc gì cũng suôn sẻ.

+ Quả lựu: Có nhiều hạt nên tượng trưng cho con đàn cháu đống.

+ Quả đào: Thể hiện sự thăng tiến.

+ Quả phật thủ: Giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho con người.

+ Quả táo: Là phú quý.

+ Hồng, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt

+ Thanh long: Mang ý nghĩa của sự phát tài phát lộc.

+ Bưởi, dưa hấu: Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

+ Nải chuối xanh: Hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che

+ Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma): Có ý nghĩa là lộc trời.

+ Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.

+ Đu đủ: Là thịnh vượng đủ đầy.

+ Xoài: Mong việc tiêu xài không thiếu thốn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.