Hành tinh mới được phát hiện, có biệt danh là "hành tinh của Einstein, quay xung quanh ngôi sao của nó với chu kỳ 1,5 ngày. Nó cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus.
"Đây là lần đầu tiên mà khía cạnh này của lý thuyết tương đối do Einstein phát minh đã được sử dụng để khám phá một hành tinh," Tsevi Mazeh, của Đại học Tel Aviv cho biết.
Hành tinh của Einstein, chính thức được gọi là Kepler-76b, quỹ đạo cảu ngôi sao này là 1.5 ngày
Phát hiện này đã sử dụng hiệu ứng beaming xuất hiện khi ánh sáng từ ngôi sao mẹ phát sáng khi kéo hành tinh của nó gần với Trái Đất, và mờ dần đi khi hành tinh kéo nó đi.
Sư uốn cong của thời gian vũ trụ gây ra bởi chuyển động này ép các hạt ánh sáng hẹp hơn, tia sáng sẽ tập trung hơn và trông có vẻ sáng hơn so với thực chất. Phát hiện các hành tinh thông qua hiệu ứng beaming đã được dự đoán vào năm 2003 bởi Giáo sư Avi Loeb tại Đại học Harvard và giáo sư Scott Gaudi, tại Đại học bang Ohio. Ý tưởng đã gặp phải thái độ hoài nghi.
Hành tinh này được phát hiện nhờ vào thuyết tương đối của Einstein
David Latham, một nhà thiên văn học Harvard, người đã cộng tác vào việc phát hiện, ban đầu nghi ngờ điều đó. "Tôi nghĩ đó là ngớ ngẩn," ông nói với tạp chí Time. "Tôi nghĩ ảnh hưởng rất nhỏ, chúng tôi sẽ không bao giờ phát hiện ra nó."
Kỹ thuật này đòi hỏi phải đo những thay đổi về độ sáng nhỏ như một vài phần triệu, điều này không thể đạt được ở một thập kỷ trước.
Nhưng kể từ khi tàu vũ trụ Kepler của NASA đã đi vào quỹ đạo trong năm 2009, các nhà nghiên cứu đã quan sát rất chi tiết cần thiết để đưa lý thuyết vào thực tế.
"Chúng tôi đã tim kiếm và nghiên cứu hiệu ứng khó nắm bắt này trong suốt hơn hai năm, và chúng tôi cuối cùng đã tìm thấy một hành tinh. Thật tuyệt vời rằng đó là điều mà Loeb và Gaudi đã nhìn thấy điều này xảy ra một thập kỷ trước”, Mazeh nói.
Hồng Hạnh (Theo Dailymail)