ZTE không thể sửa nổi toilet chỉ vì lệnh cấm vận của Mỹ

ZTE không thể sửa nổi toilet chỉ vì lệnh cấm vận của Mỹ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 24/06/2018 14:44

Lệnh trừng phạt của Mỹ đang khiến cho công ty viễn thông Trung Quốc "khốn khổ" từ ngoài nhà máy sản xuất cho đến tận trong nhà vệ sinh.

ZTE không thể sửa nổi toilet chỉ vì lệnh cấm vận của Mỹ

ZTE đang chờ đợi tia hy vọng từ cuộc đàm phán của Chính phủ Trung Quốc.

Việc Mỹ cấm ZTE được phép mua các sản phẩm của nước này trong bảy năm đã khiến công ty trở nên lao đao, với một số người thậm chí lo sợ hãng công nghệ Trung Quốc sẽ phải đóng cửa hoàn toàn.

Chính phủ Mỹ và Trung Quốc từ đó đã tìm ra một thỏa thuận có thể giữ cho công ty tiếp tục công việc làm ăn, nhưng cho đến khi có một tuyên bố chính thức, lệnh cấm sẽ vẫn được áp dụng. Và lệnh trừng phạt này đang hiện diện ở một nơi rất kỳ lạ: Nhà vệ sinh nam.

Bức ảnh một bồn tiểu bị vỡ ở ZTE đã được đăng tải trên các trang mạng xã hội đi kèm với câu chuyện dở khóc dở cười. Theo đó, công ty này có một tờ giấy thông báo nói rằng họ không thể sửa chữa chiếc bồn cầu này vì 1 lý do rất "chuối"... không có các linh kiện nhập khẩu từ Mỹ. Bi kịch đã hiện hữu vì lệnh cấm vận mà cuối cùng ZTE không thể sửa chữa nổi một thứ tưởng chừng như rất nhỏ bé như vậy.

Tờ thông báo viết: “Công ty chúng tôi hiện đang phải chịu lệnh cấm xuất khẩu do chính phủ Mỹ đặt ra. Vì thiết bị phòng tắm này là một sản phẩm của American Standard, chúng tôi không thể mua phụ tùng để sửa chữa do lệnh cấm xuất khẩu. Khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ, chúng tôi hứa sẽ nhận các bộ phận để sửa chữa và tiếp tục hoạt động trở lại. Chúng tôi rất tiếc vì sự bất tiện đã gây ra".

Tờ South China Morning Post đã xác nhận tính xác thực của bức ảnh với một nhân viên của ZTE, người nói rằng "chúng tôi không được phép mua các linh kiện hoặc phụ kiện của Mỹ".

Chính phủ Trung Quốc đang làm việc với chính quyền Mỹ để hướng tới một thỏa thuận có thể dỡ bỏ lệnh cấm bảy năm nói trên. Thỏa thuận này yêu cầu ZTE phải trả một khoản tiền phạt thêm 1 tỷ USD.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.