Xã cắm biển “CẤM BÁN MÍA” do dân tự trồng trên đất nhà

Xã cắm biển “CẤM BÁN MÍA” do dân tự trồng trên đất nhà

Phạm Xuân Chinh
Thứ 5, 23/11/2023 | 12:30
0
Đất được nhà nước giao, dân tự bỏ tiền đầu tư trồng mía, không có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, nhưng lại bị xã ra tận ruộng cắm biển "CẤM BÁN MÍA".

Xã cấm dân bán mía

Gần đây, trên những con đường dẫn ra ruộng mía của dân tại các thôn Vọng Thủy, Đa Đụn, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều tấm biển với dòng chữ: “Ban chỉ đạo mía xã Thành Trực CẤM BÁN MÍA khi chưa được phép của ban chỉ đạo”.

Người dân địa phương cho biết, những tấm biển “CẤM BÁN MÍA” này do UBND xã Thành Trực cắm. Mục đích là để “cấm” người dân tự ý bán mía cho thương lái, giữ mía lại cho nhà máy đường đóng tại địa phương. Việc này tạo ra một số thiệt thòi cho người dân trồng mía, một số hộ dân có nhu cầu bán mía đã đến thời kỳ thu hoạch rất bất bình.

Bà Bùi Thị Thản, trú tại thôn Đa Đụn, xã Thành Trực cho biết, vụ mía năm nay gia đình bà trồng 8 sào mía trên đất được nhà nước giao sử dụng hợp pháp. Gia đình bà Thản không có hợp đồng liên kết, không nhận đầu tư của công ty mía đường, nhưng lại bị UBND xã Thành Trực cấm bán mía ra ngoài cho thương lái, buộc phải bán mía cho công ty mía đường đóng trên địa bàn huyện.

Dân sinh - Xã cắm biển “CẤM BÁN MÍA” do dân tự trồng trên đất nhà

Bà Thản chỉ cho PV tấm biển "Cấm bán mía" do xã Thành Trực cắm tại thôn Đa Đụn.

Theo bà Thản, hiện tại các ruộng mía của gia đình đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng Công ty mía đường Việt Nam - Đài Loan (gọi tắt là nhà máy) chưa thu mua.

Các năm trước, nếu bán cho nhà máy người dân phải tự chặt, bốc mía, phải thử độ đường, tiền phải thanh toán qua hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nên mất nhiều thời gian.

Đối với những ruộng mía tái trồng từ vụ 2-3, đến kỳ thu hoạch nếu không kịp thời bán thì cây mía sẽ bị khô, trổ hoa và giảm năng suất, chất lượng.

Một người dân trú tại thôn Đa Đụn, xã Thành Trực xin được dấu tên bức xúc nói: “Gia đình tôi trồng mía nhiều năm nay. Vụ này gia đình tôi trồng khoảng 1ha mía trên đất được nhà nước giao, tôi không ký hợp đồng và không nhận đầu tư của nhà máy, nhưng lại bị xã cấm bán mía là tài sản do chúng tôi làm ra. Việc này rất vô lý”.

Nhiều hộ dân khác trú tại thôn Đa Đụn, Vọng Thủy, xã Thành Trực không đồng tình, thậm chí bất bình khi PV đề cập tới việc UBND xã “cấm bán mía”. Tuy nhiên, theo họ vì “sợ va chạm” nên không muốn trả lời báo chí và đành chấp nhận.

Dân sinh - Xã cắm biển “CẤM BÁN MÍA” do dân tự trồng trên đất nhà (Hình 2).

Người dân xã Thành Trực trao đổi với PV liên quan tới việc xã "Cấm bán mía".

Theo quan sát của PV, ngay đầu con đường nội đồng dẫn ra ruộng mía của dân tại các thôn Đa Đụn, Vọng Thủy đều có những tấm biển màu đỏ với dòng chữ “Ban chỉ đạo mía xã Thành Trực CẤM BÁN MÍA khi chưa được phép của ban chỉ đạo”.

Một hộ dân tại thôn Vọng Thủy không chấp hành “lệnh cấm” của xã, tự ý bán mía do mình trồng cho thương lái đã bị xã “đưa xe mía” về ủy ban xã để lập biên bản (?!).

Người dân không muốn bán mía cho nhà máy vì giá mua vào thường thấp hơn thương lái, dân phải mất tiền chặt và bốc mía lên xe, việc thanh toán phải qua trung gian là HTX dịch vụ nông nghiệp nên thường kéo dài … Ngoài ra, nếu bán cho nhà máy thì phải đo độ đường và bị trừ tạp chất trên mỗi tấn mía.

Theo người dân, việc trồng mía là “lấy công làm lãi”, nếu được mùa vụ đầu tiên chỉ lãi từ 500.000 đến 1 triệu đồng/sào, các vụ sau chăm sóc tốt sẽ cao hơn.

HTX nông nghiệp và giám đốc từng chiếm dụng tiền mía của dân

Vụ mía 2017 – 2018, các hộ dân trồng mía trên địa bàn xã Thành Trực bán mía cho nhà máy mía đường Việt Nam – Đài Loan thông qua HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thành Trực. Tuy nhiên, khi nhà máy trả tiền cho dân thông qua tài khoản hợp tác xã thì bị hợp tác xã và cá nhân giám đốc chiếm dụng. Sau nhiều năm, nhiều lần viết đơn khiếu kiện thì hiện tại hàng chục hộ dân vẫn chưa nhận được tiền bán mía của mình.

PV Người Đưa Tin trực tiếp tới trụ sở UBND xã Thành Trực liên hệ gặp lãnh đạo xã này để xác minh thông tin, làm rõ sự việc xã cắm biển cấm dân bán mía.

Trao đổi qua điện thoại, khi PV đặt vấn đề, xin làm việc với Phó chủ tịch xã phụ trách lĩnh vực thì ông Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UBND xã Thành Trực phủ nhận thông tin việc xã cắm biển “cấm dân bán mía”. Ông Long nói: “Em đọc lại biển đi rồi hãy đến xã làm việc”!?

Dân sinh - Xã cắm biển “CẤM BÁN MÍA” do dân tự trồng trên đất nhà (Hình 3).

Biển "cấm bán mía" được cắm trên đường nội đồng dẫn ra ruộng mía.

PV tiếp tục liên hệ với ông Lê Xuân Mậu, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Trực. Khi chúng tôi cung cấp thông tin, hình ảnh việc xã cắm biển cấm dân bán mía tại đường dẫn xuống ruộng thì ông Mậu thừa nhận sự việc này là đúng thực tế.

Theo ông Mậu, thôn Đa Đụn và Vọng Thủy có khoảng 135 ha mía và đây là vùng nguyên liệu của nhà máy mía đường Việt Nam – Đài Loan.

Đầu vụ mía 2022-2023, sau khi lấy ý kiến của các hộ dân, địa phương đã ký hợp đồng với nhà máy về việc bao tiêu nguyên liệu. Ông Mậu thừa nhận, mía được dân trồng trên đất nhà nước giao hợp pháp, một số hộ dân tự trồng, không nhận sự đầu tư của nhà máy.

Mục đích UBND xã Thành Trực cắm biến “CẤM BÁN MÍA” là để cung cấp đủ nguyên liệu theo hợp đồng đã ký với nhà máy và đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người trồng mía trên địa bàn xã.

Ông Mậu thừa nhận, nếu bán mía cho nhà máy thì giá thường thấp hơn thương lái thu mua, dân còn phải bỏ tiền chặt và bốc lên xe, mía phải đạt độ đường theo quy định và việc thanh toán phải qua HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thành Trực.

Theo ông Mâu, vụ mía 2017 – 2018, HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thành Trực do ông Trần Bá Nam làm giám đốc là trung gian mua bán mía giữa hộ dân trồng mía và nhà máy.

Vụ mía này, nhà máy đã trả hết tiền cho dân thông qua hợp tác xã. Tuy nhiên, hợp tác xã và cá nhân ông Nam đã chiếm dụng của gần 40 hộ dân, với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Hiện tại, ông Nam và hợp tác xã đang nợ dân khoảng 500 triệu đồng.

Một số hộ dân đã khởi kiện vụ án dân sự ra tòa và được thanh toán tiền bán mía, hơn 20 hộ còn lại, trong quá trình xét xử, TAND huyện Thạch Thành xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự nên chuyển hồ sơ quan Công an huyện Thạch Thành để giải quyết.

Ông Lê Xuân Mậu, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Trực thừa nhận, những tấm biển “CẤM BÁN MÍA” là do cán bộ văn hóa đặt in và cắm.

Mía do dân trồng trên đất được giao, hộ không liên kết, không nhận đầu tư của nhà máy mía đường thì là tài sản của người dân và họ có quyền định đoạt, việc xã “cấm bán mía” là chưa phù hợp và sẽ xem xét lại.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Vũ Văn Đạt, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành cho biết, Ông sẽ chỉ đạo UBND huyện kiểm tra, xác minh thông tin trên.

Xuân Chinh - Văn Thế

Mía đường "mừng gần, lo xa" sau khi chạm đỉnh 12 năm

Thứ 7, 28/10/2023 | 07:00
Diện tích mía nguyên liệu đang tăng trở lại trong 2 niên vụ vừa qua. Ngành đường nội địa kỳ vọng tăng trưởng từ giá đường thế giới cao kỷ lục và kéo dài.

Chuẩn bị nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Thứ 3, 10/10/2023 | 07:13
Theo Quyết định số 2575/QĐ-BCT, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao năm 2023 theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn.

7 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu 109.000 tấn đường

Thứ 6, 23/09/2022 | 17:08
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, có 5 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu đường thô và 2 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu đường tinh luyện.
Cùng tác giả

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Hàng trăm hộ dân miền núi Thanh Hóa hiến đất, đập nhà để mở đường

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:09
140 hộ dân tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) tự nguyện hiến đất, tài sản để mở rộng đường, giúp dự án triển khai thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Thiếu nữ khoe sắc bên ruộng lúa bậc thang ở Pù Luông

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:49
Khi lúa tại các thửa ruộng bậc thang ở Khu du lịch Pù Luông (Thanh Hóa) vào vụ chín cũng là lúc du khách về đây du lịch, ngắm cảnh, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm

Trại nuôi 30.000 con lợn ở Thanh Hóa gây hôi thối, ảnh hưởng tới dân

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:36
Trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri – Vina ở huyện Lang Chánh, (Thanh Hoá) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.

Thông tin mới vụ đối tượng "vượt ngục" về quê làm chế độ thương binh

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:47
Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định chấm dứt chế độ, truy thu 208 triệu đồng với ông Nam – người “vượt ngục” trở về quê làm chế độ thương binh
Cùng chuyên mục

Bộ Lao động cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động qua Australia

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:01
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...