2 loại dầu ăn nếu ăn nhiều dễ gây ung thư, các bà nội trợ nên chú ý

2 loại dầu ăn nếu ăn nhiều dễ gây ung thư, các bà nội trợ nên chú ý

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 3, 18/08/2020 16:08

Những loại dầu ăn rẻ tiền được bán lẻ tràn lan trên thị trường, chủ yếu sản xuất tái chế từ dầu ăn thải loại, chứa nhiều độc chất có thể gây ung thư.

Đời sống - 2 loại dầu ăn nếu ăn nhiều dễ gây ung thư, các bà nội trợ nên chú ý

Dầu lạc không thể có nguyên chất, nếu có sẽ rất hôi, ăn thấy khé cuống họng, màu đục, sậm, chế biến dễ bị khét

- Dầu ăn chiên đi chiên lại

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ), họ cho rằng dầu ăn đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất độc acrolein có khả năng gây ung thư.

Chưa kể, việc dùng dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, các vitamin lúc đầu trong dầu đã bị phân hủy.

Các cặn cháy đọng lại trong thực phẩm khi chiến rán lần đầu vô cùng nguy hiểm mà mắt thường không thể thấy. Đây cũng là một tác nhân gây bệnh ung thư.

- Dầu tự ép

Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường tiềm ẩn nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm.

Năm 2019, Cục Quản lý thị trường Trung Quốc đã công bố 23 lô thực phẩm không đủ tiêu chuẩn, trong đó có hai loại dầu ăn không đạt chất lượng.

Theo kết quả lấy mẫu, cơ quan chức năng phát hiện trong sản phẩm dầu lạc tự ép tại một cơ sở sản xuất dầu ăn tại tỉnh Quý Châu có chứa lượng aflatoxin là 265μg/kg - gấp hơn 12 lần tiêu chuẩn là 20μg/kg.

Ngoài ra, trong xưởng sản xuất dầu mè tại tỉnh An Huy, số benzo(a)pyrene trong dầu mè là 37,0μg/kg, gấp hơn 3 lần so với tiêu chuẩn là 10μg/kg.

Cả aflatoxin và benzo(a)pyrene đều là những chất gây ung thư mạnh nếu liều lượng vượt quá quy định. Hơn nữa, dầu ăn tự vắt sẽ đem lại rủi ro gây hơn vì nhiều yếu tố:

- Không thể kiểm soát nguyên liệu:

Để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã mua lạc hoặc hạt hướng dương bị mốc. Hoặc, nhiều cơ sở không có quy trình chuyên nghiệp để bảo quản nguyên liệu khiến chúng bị hỏng. Nếu dùng những nguyên liệu bị mốc này để chiết dầu thì chắc chắn sẽ làm cho độc tố aflatoxin trong dầu ăn vượt quá tiêu chuẩn.

- Dầu tự ép không thể bảo quản được lâu: Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết.

- Quá trình tự ép dầu cũng có thể khiến nhiều tạp chất có hại: Ngoài aflatoxin, phospholipid và dư lượng thuốc trừ sâu cũng sẽ xuất hiện trong nguyên liệu và gây bệnh cho ngườu sử dụng.

Trang Dung (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.