"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết

Thứ 3, 04/02/2025 06:00

Kỳ nghỉ Tết kéo dài kèm theo đó là sự xáo trộn trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nghỉ ngơi dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và rất khó tập trung khi trở lại công việc. Vậy làm thế nào để có một tinh thần tốt hơn?

Sau mỗi dịp nghỉ Tết, nhiều người thường cảm thấy cơ thể mình nặng nề, uể oải, thậm chí tăng cân, sợ cảm giác ăn uống. Do đó muốn gìn giữ sức khỏe ngoài chế độ ăn uống bạn cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh giảm căng thẳng và mệt mỏi; duy trì thói quen tập thể dục; thiền định và ngủ đủ giấc.

"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết- Ảnh 1.

Chế độ ăn khoa học là nền tảng tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Cá ngừ: Cá ngừ rất giàu tyrosine, chất này trong cơ thể con người có thể giúp cơ thể sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm cho con người hoạt bát, tập trung suy nghĩ nhanh chóng và tràn đầy năng lượng.

Trà xanh: Trà xanh có nhiều hợp chất thực vật tự nhiên hỗ trợ sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau. Một hợp chất trong số đó là L-theanine có liên quan tới việc cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm căng thẳng cũng như các triệu chứng giống như lo lắng. Tuy nhiên bạn không nên uống trà xanh khi đói hay đang gặp các vấn đề tiêu hóa chưa rõ nguyên nhân.

Sô cô la: Có thể bạn đã thấy nhiều người thèm/ăn sô cô la khi bị căng thẳng. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy tiêu thụ khoảng 40g sô cô la đen và sữa mỗi ngày trong hai tuần là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và mệt mỏi đồng thời cũng giúp cải thiện nhận thức của những tình nguyện viên tham gia. Tác dụng giảm căng thẳng của sô cô la có thể liên quan tới lượng polyphenol trong đó - hợp chất này đã được chứng minh có liên quan tới khả năng giảm căng thẳng ở người có mức độ căng thẳng cao và trung bình.

Chuối: Chuối là loại quả quen thuộc đối với người Việt và được mệnh danh là "thực phẩm giàu năng lượng" và chứa carbohydrate dễ hấp thụ cho cơ thể, đồng thời cũng rất giàu kali. Kali có thể giúp duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và dây thần kinh trong cơ thể.

Rau chân vịt: Hàm lượng sắt trong rau chân vịt thực ra không cao trong các loại rau nhưng lại rất giàu magie. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chất năng lượng trong tế bào. Đặc biệt vitamin B9 trong rau rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và là một loại vitamin quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Còn vitamin C có lợi cho việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể thành năng lượng.

Nấm: Ăn nấm có thể bổ sung chất dinh dưỡng, rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng, đồng thời có thể giải tỏa mệt mỏi quá độ.

Kiwi: Hàm lượng vitamin C trong quả kiwi cao tới 92,7mg/100g, bạn chỉ cần ăn một quả mỗi ngày là đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Vitamin C cũng có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt từ thức ăn.

Bột yến mạch: Chất xơ trong bột yến mạch có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và liên tục cung cấp carbohydrate cho các mạch máu, để cơ thể liên tục thu được năng lượng.

Sữa: Sữa có thể cung cấp lượng canxi dồi dào, và canxi là một yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Khi bị mất ngủ, hãy uống một ly sữa ấm, tryptophan trong sữa có thể thúc đẩy sự hình thành 5-hydroxytryptamine, giúp não điều chỉnh giấc ngủ. Do đó, uống nhiều sữa để có thể làm giảm mệt mỏi và khiến cơ thể được nghỉ ngơi.

Cân bằng luyện tập và chế độ ăn lành mạnh

Nghỉ Tết không thể tránh khỏi việc thức khuya, ngủ nướng, thường xuyên di chuyển, chơi thâu đêm, bữa ăn giàu đạm, đồ uống có cồn, nhiều đường... Theo đó, để nhanh chóng lấy lại năng lượng cho năm mới, hãy thực hiện các chế độ ăn lành mạnh. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể 1,5 lít nước để bù đắp lượng nước cần thiết và giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ với Người Lao Động để cân bằng hệ tiêu hoá, ngoài việc ăn cân đối đủ các nhóm thực phẩm: đạm, chất béo, chất xơ có trong rau xanh, quả chín, cũng nên sử dụng sữa chua để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Ngoài ra, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu que, đậu đũa, bắp cải, cà rốt, su hào...), ăn thêm các thức ăn dễ tiêu hoá.

Bổ sung các thực phẩm ít béo được xếp vào nhóm ngũ cốc tốt cho sức khỏe (lúa mạch, khoai, ngô, đậu, đậu phụ…). Hạn chế đồ chiên, rán dầu mỡ; tránh lạm dụng rượu bia.

Theo chuyên gia, cách giữ gìn sức khỏe và chống căng thẳng lâu dài là vận động cơ thể. Các bác sĩ cho rằng, việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ năng lượng được hấp thu quá nhiều trong những ngày Tết, đồng thời giúp cơ thể năng động hơn, tỉnh táo hơn, cải thiện hệ tiêu hóa.

Muốn sức khỏe tốt mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để luyện tập môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đối với người già hoặc người có bệnh tim mạch nên vận động nhẹ, đi bộ, thực hành một vài động tác giãn cơ...

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.