Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Thứ nhất, đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu.
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Bước 2, nhận xét, đánh giá viên chức.
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
Bước 4, xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá ở bước 2, bước 3 và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Bước 5, thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Thứ hai, đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Bước 1, viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Bước 2, nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3, xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá ở bước 2 quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Bước 4, thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
4 mức đánh giá, xếp loại viên chức
Theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, viên chức được đánh giá, xếp loại đựa vào những tiêu chí cụ thể như sau:
Viên chức |
Tiêu chí 1: Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức gồm: Chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. |
Tiêu chí 2: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao |
Tiêu chí 3: Tiêu chí về việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách (chỉ áp dụng với viên chức lãnh đạo) |
Tiêu chí 4: Tiêu chí về mức độ hoàn thành của đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp. |
1 |
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
|||
Lãnh đạo |
- Thực hiện tốt tiêu chí 1 - Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao |
- Hoàn thành 100%. - Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao - Ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức |
- Hoàn thành tất cả nhiệm vụ, chỉ tiêu - Ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức |
- 100% được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên - Trong đó, ít nhất 70% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
Không phải lãnh đạo |
Thực hiện tốt |
- Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao |
|
|
2 |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ |
|||
Lãnh đạo |
- Đáp ứng tiêu chí 1 - Đáp ứng tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được giao |
Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả |
Hoàn thành tất cả chỉ tiêu, nhiệm vụ - Ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng |
- 100% được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên; - Trong đó, 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
Không phải lãnh đạo |
Đáp ứng |
Hoàn thành 100% nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả |
|
|
3 |
Hoàn thành nhiệm vụ |
|||
Lãnh đạo |
- Đáp ứng tiêu chí 1 - Đáp ứng tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được giao |
Hoàn thành Trong đó không quá 20% tiêu chí chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp |
Hoàn thành trên 70% chỉ tiêu, nhiệm vụ |
Ít nhất 70% được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên |
Không phải lãnh đạo |
Đáp ứng |
Hoàn thành Trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp |
|
|
Riêng mức độ không hoàn thành nhiệm vụ, điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định:
Đối với viên chức không phải quản lý, lãnh đạo:
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
- Tiêu chí chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đạt trên 50%.
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Đối với viên chức quản lý, lãnh đạo:
- Đạt các tiêu chí như với viên chức không phải quản lý, lãnh đạo nêu trên.
- Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
- Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Hoàng Mai