Không ăn mỳ quá 3 lần/tuần
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, bạn không nên ăn mỳ quá 3 lần/tuần. Bởi nếu ăn mỳ quá 3 lần/tuần sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Bởi vì những sợi mỳ ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn. Chưa kể, mỳ chứa nhiều các chất phụ gia khiến cơ thể sẽ bị "ép" phải hấp thụ một loạt các chất phụ gia có hại cho cơ thể, trong đó bao gồm phụ gia chống oxy hóa..
Nên vứt bỏ gói gia vị
Những gói mỳ ăn liền thường được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
Vì thế, bạn nên phải vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền để hạn chế ăn những chất dầu mỡ, phụ gia có hại sức khỏe
Ăn mỳ luôn có thêm rau xanh, thịt
Nếu trong mỗi bát mỳ bạn bổ sung thêm nhiều rau xanh sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Bạn có thể cho thêm những loại rau như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... vào mỳ tôm sẽ khiến bát mỳ quyến rũ hơn, ngon miệng hơn lại làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.
Bạn cũng nên bổ sung thêm từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Nên nấu mỳ thay vì “úp” mỳ
Nhiều gia đình nhằm tiết kiệm thời gian đã cho mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín.
Tuy nhiên, cách ăn mỳ úp cực có hại cho sức khỏe. Ngược lại bạn nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.
Cách chế biến này khiến lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
Minh Hằng (tổng hợp)