Đồ nếp
Đồ nếp nhiều năng lượng, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào chiều hoặc buổi tối.
Trong 100g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều đồ nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.
Các loại thức ăn mềm và nhiều bột nếp như bánh bao, bánh mochi, bánh gạo… đi vào dạ dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của đường tiêu hóa, ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dễ gây béo phì.
Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng.
Kem
Các thành phần chính trong kem bao gồm kem sữa béo, bột nặng, chất tạo ngọt, hương liệu hay nhiều thành phần khác như kẹo, trái cây, chất tạo đặc, chất liên kết…Nếu ăn nhiều kem sẽ gây nên tình trạng béo phì.
Theo đánh giá, calo trong kem vị socola là 143 calo, 7.3g chất béo. Trong khi đó, lượng calo trong 1 cốc kem vani là gần 1000 calo, 64g chất béo và 16g protein. Lượng protein trong kem vani tương đương 70g thịt gà hoặc cá. Đồng thời, thành phần trong kem càng nhiều, giá trị dinh dưỡng càng cao và lượng calo dư thừa cũng sẽ nhiều hơn. Nhìn chung, có thể thấy rằng kem chứa rất nhiều đường và chất béo không lành mạnh, điều đó chẳng hề có lợi cho cân nặng của chị em nếu ăn thường xuyên và đặc biệt hơn là ăn sau thời gian 4h chiều.
Bánh mì
Vào buổi xế, một chiếc bánh mì, hay sandwich sẽ giúp chị em có cảm giác lấp đầy dạ dày hơn. Tuy nhiên bánh mì chính là loại thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột lớn, cung cấp rất nhiều carbohydrate. Cụ thể trong bánh mì thịt chứa từ 350 đến 400 calo trong một phần bánh mì bao gồm thịt, chả, bơ và pate là những yếu tố chứa hàm lượng calo và chất béo cực cao.
Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột trắng sau 4h chiều sẽ khiến chỉ số đường huyết của chị em tăng cao, từ đó lượng đường và insulin trong cơ thể cũng sẽ được dịp tăng đột biến theo, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và chỉ muốn ăn nhiều hơn nữa, việc tăng cân không kiểm soát chỉ là chuyện sớm muộn.
Chị em nên thay thế các loại bánh mì trắng bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt bởi chúng chứa nhiều chất xơ, protein cùng các loại vitamin, chất béo lành mạnh từ hạt, giúp cơ thể no lâu hơn, ngăn chặn cơn đói kịp thời và cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng mà chẳng sợ tăng cân.
Socola
Socola có lượng calo cao, và lượng calo dư thừa dẫn sẽ đến tăng cân. Việc thừa cân có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao. Một thanh socola 43g có chứa 210 calo, 13g chất béo và 24g đường. Do vậy, nếu ăn quá nhiều sôcôla bạn sẽ không thể kiểm soát cân nặng của mình.
Có thể thấy, tất cả các loại socola và sản phẩm từ socola đều có hàm lượng calo cao. Đặc biệt các loại bánh hay kẹo socola còn chứa rất nhiều chất béo, đường, sữa, chất phụ gia,… hoàn toàn không có lợi cho những người đang có ý định giảm cân. Việc tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo sẽ chị em tăng cảm giác thèm ăn, thèm đồ ngọt, gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
Theo thống kê tại Mỹ, có đến 87% sô người béo phì thừa nhận nghiện ăn socola. Lượng calo cao trong socola là “thủ phạm” chính dẫn sẽ đến tăng cân.
Khoai tây chiên
Theo các chuyên gia dinh dưỡng lượng calo trong khoai tây chiên tương đối cao cứ 10-12 miếng khoai tây chiên thì sẽ cung cấp 125 calo, cùng với lượng chất béo chuyển hóa, muối vào cơ thể. Do đó, nếu ăn khoai tây chiên nhiều và liên tục sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa năng lượng. Lúc này, phần năng lượng dư thừa không được giải phóng hết sẽ tích tụ lại thành mỡ và dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Vậy nên nếu không muốn cơ thể toàn chất béo, hãy dừng ngay thói quen ăn khoai tây chiên, đặc biệt là vào giờ ăn tối, khoảng thời gian cơ thể hấp thu năng lượng để tăng cân nhiều nhất trong ngày.
Trúc Chi (tổng hợp)