Người có chức năng tiêu hóa kém: Nếu hệ tiêu hóa đang không tốt hay mắc bệnh dạ dày, tá tràng thì bạn không nên ăn gạo lứt. Sở dĩ như vậy là bởi loại gạo này chứa quá nhiều chất xơ, sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày, khiến bệnh tình thêm nặng. Ngoài ra, do gạo lứt chứa nhiều chất xơ nên nếu ăn nhiều, bạn dễ bị cồn ruột, dạ dày phải hoạt động vất vả hơn rất nhiều.
Người đang thiếu sắt, canxi: Gạo lứt chứa rất ít chất béo, tốt cho người muốn giảm cân hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong diện suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu sắt và canxi thì không nên ăn gạo lứt, tránh tình trạng trầm trọng hơn.
Trẻ em tuổi dậy thì: Dậy thì là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng. Trẻ em đang ở độ tuổi này ăn gạo lứt sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Thậm chí, lượng chất xơ có trong gạo lứt còn cản trở hấp thụ và khiến cơ thể trẻ thiếu hụt dinh dưỡng.
Người cao tuổi và trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ với chức năng tiêu hoá chưa hoàn thiện và người cao tuổi chức năng tiêu hoá suy yếu ăn gạo lứt chứa nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.
Người có bệnh về gan: Những người mắc bệnh xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày không nên ăn nhiều gạo lứt. Như đã nói ở trên, loại gạo này chứa nhiều chất xơ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gan thận của bạn.
Tiếp nạp lượng lớn lương thực khô khi đang mắc bệnh về gan hoặc giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày, khiến tình trạng xơ gan càng thêm nặng nề.
Trúc Chi (Tổng Hợp)