6 thực phẩm giúp “tẩy bay” nhiễm độc chì khỏi cơ thể, cái số 2 rất quen thuộc

6 thực phẩm giúp “tẩy bay” nhiễm độc chì khỏi cơ thể, cái số 2 rất quen thuộc

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 25/06/2024 11:30

Nên cẩn trọng sau khi luộc rau, nước rau muống sẽ có màu xanh nhạt. Khi nguội nước đổi thành màu xanh đen, có vẩn đen kết tủa.

Mẹo hay nhận biết rau muống bị nhiễm chì

Rau muống là loại rau phổ biến trong mâm cơm của người Việt từ xưa đến nay. Vào mùa hè, đây là một trong những loại rau được nhiều người ưa chuộng bởi dễ ăn, dễ chế biến lại giúp làm dịu đi đáng kể cái nóng nực, oi ả.

Giá trị dinh dưỡng trong rau muống gồm vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào. Ăn rau muống hợp lý sẽ có rất nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, phòng chống tiểu đường, phòng chống các bệnh tim mạch... Tuy nhiên đây cũng là loại rau rất dễ bị nhiễm chì.

Chẳng may trẻ em ăn rau muống nhiễm chì càng có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn. Biểu hiện cấp tính có thể là ngộ độc, nôn mửa, co giật. Nhiễm độc mãn tính rất khó phát hiện, gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ không thông minh, chậm lớn và thiếu máu.

Đời sống - 6 thực phẩm giúp “tẩy bay” nhiễm độc chì khỏi cơ thể, cái số 2 rất quen thuộc

Nếu nước luộc rau muống chuyển sang xanh đen và khi vắt chanh vào nước vẫn không thay đổi màu sắc thì không nên ăn. Ảnh minh họa.


Tác hại của rau muống nhiễm chì

Thứ nhất, chất chì tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu máu..., theo Trí thức trẻ.

Nhiễm chì còn khiến cơ thể bị loãng xương, canxi hóa sớm. Nếu nhiễm chì cấp có thể gây nôn mửa, co giật, hôn mê. Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh...

Bà bầu có thai mà bị nhiễm chì thì hậu quả gây ra cho thai nhi rất nhiều trọng, thậm chí gây dị dạng.

Vì tính độc hại của thực phẩm nhiễm chì, người tiêu dùng nên thận trọng trong cách lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là rau muống. Có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để loại trừ rau muống nhiễm chì ra khỏi thực đơn gia đình.

Dấu hiệu nhận biết rau muống nhiễm chì:

- Thân rau muống to hơn bình thường: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều.

- Màu nước luộc rau muống: Thông thường, bát canh rau muống sau khi luộc nếu vắt chanh vào sẽ chuyển sang màu hanh vàng và hơi trong. Nguyên nhân là do chanh tươi làm chết đi chất diệp lục và làm chuyển màu nước. Còn nếu nước luộc rau muống chuyển sang xanh đen và khi vắt chanh vào nước vẫn không thay đổi màu sắc thì đó là rau muống đã nhiễm chì.

- Vị chát: Rau muống nhiễm chì ăn có vị chát chứ không ngọt.

Bật mí cách chọn rau muống ngon, an toàn

- Nếu khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.

- Không nên chọn những mớ rau cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau cọng to bất thường.

- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.

- Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.

- Trước khi chế biến nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.

Gợi ý những thực phẩm có tác dụng giải độc chì

Đời sống - 6 thực phẩm giúp “tẩy bay” nhiễm độc chì khỏi cơ thể, cái số 2 rất quen thuộc (Hình 2).

Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.

- Cà rốt: Trong củ cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.

- Mộc nhĩ đen: Loại nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.

- Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót… vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì, theo Sức khỏe & Đời sống.

- Nước trà xanh: Uống trà xanh thường xuyên có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Thịt bò: Đây là một loại thịt rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.

- Nước tinh khiết: Cơ thể có khoảng 70% là nước. Thiếu nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng oxi hóa, làm cản trở khả năng chống lại các gốc tự do của cơ thể. Khi kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể, tình trạng mất cân bằng oxi hóa sẽ kích hoạt độc tố của chúng. Hơn nữa, nước giúp vận chuyển các dưỡng chất và khoáng chất thiết yếu đi khắp cơ thể. Những chất này củng cố quá trình giải độc gan, thận, ruột, đường hô hấp và da.

Trong 100g rau muống có chứa 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A... Bên cạnh đó, hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, ăn rau muống cũng có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, phụ nữ mang thai ăn rau muống giúp giảm nguy cơ táo bón.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.