1. Thiếu vitamin
Không có gì ngạc nhiên khi lượng vitamin giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và nếu cơ thể thiếu sắt và các vitamin cần thiết, con người sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
Cụ thể hơn, việc thiếu hụt vitamin B12 gây ra suy nhược và mệt mỏi. Nếu nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Điều này khiến con người cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.
2. Hội chứng thị giác màn hình
Khi nhìn vào màn hình máy tính liên tục trong nhiều giờ liền thì biểu hiện đầu tiên của hội chứng thị giác màn hình đó là mỏi mắt.
Khi có dấu hiệu bị mắc hội chứng thị giác màn hình thì bệnh nhân có thể bị nhức đầu. Khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính không hợp lý, quá gần có thể gây ra cảm giác đau nhức đầu, và mệt mỏi
3. Tập thể dục quá sức và không tập đều
Không ít người lên lịch tập không đều, khi thì nghỉ tập cả tuần, nhưng khi đã tập thì tập rất hăng, như một sự bù trừ cho những ngày không tập. Nếu tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương. Hơn nữa, việc tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng con người chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày và nên tập đều đặn vào một khung giờ nhất định.
4. Uống không đủ nước
Cơ thể cần nước để thực hiện mọi công việc thiết yếu của nó, từ điều chỉnh nhiệt độ để giữ cho khớp được bôi trơn đến cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào, nên việc không đáp ứng được nhu cầu hydrat hóa có thể làm tiêu hao năng lượng của cơ thể và từ đó, khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi.
Vậy nên, hãy uống nước đầy đủ mỗi ngày để có thể khỏe mạnh hơn. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ đã đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành như sau:
- Nam giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày.
- Nữ giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày
5. Ăn quá nhiều đường
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, ăn nhiều đường, chất béo và lượng chất xơ thấp liên quan đến việc mất ngủ. Lượng đường tiêu thụ có thể gây tăng đường trong máu, dẫn đến tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, khó ngủ.
Vậy nên hãy cân nhắc chọn bữa sáng ít đường hoặc không đường để bắt đầu ngày mới; sau đó, giữ cho bữa trưa và đồ ăn ít đường. Điều này sẽ giúp cơ thể có thể vượt qua cả ngày làm việc mà đỡ mệt mỏi hơn.
Bản thân cà phê không phải nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi sau khi uống nhưng caffein trong cà phê có thể dẫn đến mệt mỏi sau một thời gian tiêu thụ thường xuyên.
Đó là bởi vì caffein được coi là một chất lợi tiểu - có nghĩa là nó khiến con người đi tiểu thường xuyên hơn. Đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi.
6. Sử dụng nhiều thuốc
Một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng cũng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi như:
- Thuốc huyết áp
- Thuốc điều chỉnh nồng độ cholesterol máu
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
- Thuốc giảm đau
- Thuốc dị ứng
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần
- Các loại kháng sinh
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc giảm đau
Duy Phương (Dịch từ báo chí nước ngoài)