Tại Việt Nam, nhiễm sán lá gan đang có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trùng lây truyền qua đường tiêu hóa chủ yếu là vệ sinh phân, nước rác. Nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu do người dân tiêu thụ các loại thực phẩm không hợp vệ sinh, thiếu an toàn.
Sau đây là những món ăn có nhiều nguy cơ nhiễm sán và các loại ký sinh trùng.
Tiết canh
Một trong những món ăn khoái khẩu của người Việt là tiết canh. Loại thực phẩm này được chế biến bằng cách trộn lẫn thịt, xương, sụn của các loài động vật trong máu tươi. Hương vị độc đáo của tiết canh khiến nhiều người bất chấp các nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng và các mầm bệnh trong máu của động vật để ăn.
Ăn tiết canh của các con vật bệnh dẫn đến hậu quả nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nhiều trường hợp có thể gây tử vong.
Nem chua
Nem chua được làm từ thịt sống, lên men cùng các phụ gia khác.Quá trình chế biến nếu không được thực hiện đúng quy trình có thể tạo điều kiện để các loại ký sinh trùng xâm lấn, sinh sôi.
Bên cạnh đó, nếu thịt lợn được sử dụng làm nem chua bị nhiễm sán, giun thì nguy cơ lây sang người là rất cao. Có 2 nhóm bệnh có thể lây lan qua nem chua là: sán lá phổi và sán lá gan.
Gói cá
Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải Việt Nam. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng là mối đe dọa đối với sức khỏe. Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma.
Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín.
Rau sống
Các loại rau thủy sinh như rau muống, cải xoong, rau diếp, húng, mùi tây, ngổ...do sống trong môi trường nước nên rất dễ bị các loại ấu trùng giun sán xâm nhập, một trong những loài nguy hiểm nhất là ấu trùng của sán là gan.
Kể cả các loại rau được trồng trên mặt đất như xà lách, cải thảo cũng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm sán nếu được tưới bằng nguồn nước bẩn hoặc được bón bằng phân đạm chứa ấu trùng sán.
Bên cạnh việc rửa kỹ rau bằng nước sạch, người sử dụng nên ngâm nước muối, tốt nhất là nên nấu chín trước khi ăn.
Ốc luộc
Bản thân các loài ốc mang theo rất nhiều ký sinh trùng và ấu trùng các loại giun sán trong người. Việc nấu sơ qua đôi khi không thể tiêu diệt hết các loại ấu trùng này. Tuy nhiên nếu ốc được nấu quá kỹ sẽ mất đi vị ngọt và độ giòn đặc trưng. Nhiều người, đặc biệt là các quán ăn vỉa hè thường chỉ chế biến qua loa, cho nhanh và giữ vị.
Nếu ăn những loại ốc có chứa ký sinh trùng sẽ rất nguy hiểm bởi nếu vào ruột còn có thể uống thuốc chữa trị nhưng vào mắt, não thì không chữa được và có thể gây ra mù mắt, liệt
Lẩu lươn
Do đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến cho lươn bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Lươn được xem là loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn.
Việc chế biến lươn tái sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn các ký sinh trùng có hại. Đó là lí do vì sao lẩu lươn là một món ăn nguy hiểm.
Tôm hùm hấp
Tôm hùm là một vật chủ phổ biến của loài ký sinh trùng sán lá phổi. Do môi trường nuôi ngày càng kém vệ sinh dẫn tới nguy cơ loại tôm nhiễm phải các loại ký sinh trùng rất cao. Loài sán lá phổi có thể chịu đựng nhiệt độ cao, có thể tiếp tục sinh tồn và phát triển nếu vật chủ chỉ được hấp sơ qua.
Bò bít tết
Nguy cơ nhiễm sán của các loại thịt trâu, bò cũng không hề thấp. Loại thịt này nếu nấu quá kỹ sẽ bị dai, mất vị ngọt. Do đó nhiều người thường chỉ chế biến tái để lưu giữ cấu trúc và hương vị của loại thực phẩm. Đặc biệt món bò bít tết là một tảng thịt dày được nướng qua. Khi ăn, phần thịt ở giữa chưa chín mà vẫn còn màu đỏ của máu. Các loại ký sinh trùng sinh sống ở vùng thịt tái sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người.
Bá Di (Tổng hợp)