Ai phải chịu trách nhiệm về quy định đổi giấy phép lái xe?

Ai phải chịu trách nhiệm về quy định đổi giấy phép lái xe?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 6, 02/12/2016 14:00

Nói về cơ sở pháp lý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết: “Văn bản của chúng tôi gửi Bộ GTVT chỉ đưa ra cơ sở pháp lý, còn chi tiết xử lý như thế nào thì Bộ GTVT xem xét rồi quyết định”.

Như đã thông tin, Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có nội dung lộ trình bắt buộc người dân phải chuyển đổi giấy phép lái xe (GPLX) từ vật liệu giấy sang vật liệt PET đang gây ra nhiều tranh cãi và bị Bộ Tư pháp “tuýt còi”.

Sau đó, Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đề nghị Bộ GTVT xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân đã tham mưu xây dựng nội dung trong Thông tư  58 khiến cho người dân xôn xao lo lắng.

Sáng nay (2/12), trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định: “Chúng tôi đã căn cứ vào Điều 134, Nghị định số 34 của Chính phủ ban hành ngày 14/5/2016, nếu Thông tư 58 đó có nội dung trái quy định của pháp luật thì xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan tham mưu, người ban hành văn bản trái pháp luật đó để đề nghị Bộ GTVT xem xét xử lý trách nhiệm.

Nếu Bộ GTVT xem xét thấy Thông tư 58 là trái pháp luật thì tùy theo nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả gây ra và xác minh lỗi của cá nhân, cơ quan tham mưu để xử lý trách nhiệm”.

Xã hội - Ai phải chịu trách nhiệm về quy định đổi giấy phép lái xe?

 Đổi giấy phép lái xe từ giấy sang vật liệu PET

Nói về cơ sở pháp lý ông Ba cho biết: “Văn bản của chúng tôi gửi Bộ GTVT chỉ đưa ra cơ sở pháp lý, còn chi tiết xử lý như thế nào thì Bộ GTVT xem xét rồi quyết định”.

Đề cập tới việc trước khi ban hành Thông tư 58 Bộ GTVT đã lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, ông Ba cho hay: “Đến thời điểm này, tôi vẫn chưa tìm được hồ sơ hay văn bản về việc Bộ Tư pháp có ý kiến như thế nào về dự thảo Thông tư 58. Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật cũng không nhận được đề nghị góp ý về Thông tư này”.

“Bộ Tư pháp không có thẩm quyền thẩm định đối với dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ khi nào Thông tư đã được ban hành chính thức thì Bộ Tư pháp mới có thẩm quyền kiểm tra. Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật sẽ là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hậu kiểm”, ông Ba chia sẻ.

Ông Ba cho biết thêm, Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật đã làm việc với Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) về Thông tư 58 và Tổng cục Đường bộ đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của bên Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật đưa ra về sai sót của Thông tư 58.

Bộ GTVT không thể bắt buộc người có GPLX không thời hạn hoặc còn thời hạn phải chuyển đổi GPLX sang vật liệu PET. Quy định như vậy sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu sử dụng giấy phép trong thời hạn còn giá trị theo quy định của luật Giao thông đường bộ.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đã nhận được văn bản từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) liên quan đến tính hợp pháp của Thông tư 58. Bộ cũng đã thảo luận về những vấn đề trên và đồng ý sửa đổi thông tư 58. Bộ GTVT đã xin ý kiến và nhận được sự đồng tình từ Bộ Tư pháp, đến năm 2020 sẽ giải quyết xong việc đổi bằng xe máy, còn bằng lái ôtô đến kỳ hạn thì đổi. Nếu ai cố tình đến hạn không đổi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước tình trạng GPLX làm giả quá nhiều, Bộ GTVT ra thông tư này để dễ quản lý và “phòng chống tiêu cực”. Khi chuyển giấy phép sang thẻ PET, lực lượng chức năng dễ dàng phát hiện ra bằng giả thông qua thiết bị quẹt thẻ. Quy định này ảnh hưởng rất lớn đến người dân vì vậy, Bộ GTVT sẽ thống nhất với Bộ Tư pháp sửa đổi Thông tư 58 theo hướng: Lộ trình vẫn như cũ nhưng chỉ khuyến khích người dân đổi càng sớm càng tốt chứ không phạt và yêu cầu phải sát hạch lại lý thuyết nữa”, Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ.

 
   

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.