Ăn 1 mớ rau này tốt ngang "thuốc quý", ở nước ta mọc bạt ngàn bờ ruộng

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang "thuốc quý", ở nước ta mọc bạt ngàn bờ ruộng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 6, 07/06/2024 15:30

Loại cây mọc dại tự nhiên ở chỗ ẩm như bờ rào, bờ giậu, ven bờ mương, bờ ruộng, ruộng bỏ hoang... nay được nhiều người săn lùng như một vị "thuốc quý".

Cây nhọ nồi "muôn vàn" lợi ích đối với sức khỏe

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, tên khoa học là Eclipta prostrata, họ Cúc (Asteraceae), được sử dụng từ rất lâu trong nhiều bài thuốc truyền thống ở các nước châu Á, nhằm điều trị các bệnh lý về gan, tiêu hoá, nhiễm trùng… Một số nơi còn dùng cỏ mực trong lĩnh vực mỹ phẩm hoặc dùng làm thuốc nhuộm tóc. Lý do loại cây dại này có tên cỏ mực là vì khi vò nát lá tươi sẽ có nước chảy ra màu đen như mực.

Nhọ nồi là cây ưa ẩm và ưa sáng. Do đó, cây thường mọc trên đất ẩm ở ven đường, vườn gia đình, bờ ruộng, bãi sông và nương rẫy thấp. Cỏ nhọ nồi ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi từ phần còn lại sau khi bị cắt. Trồng được bằng hạt và giâm cành.

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang 'thuốc quý', ở nước ta mọc bạt ngàn bờ ruộng

Cây nhọ nồi được ví là dược liệu có tác dụng bảo vệ gan, phòng loãng xương, thải độc tế bào, hạ đường huyết, kháng viêm, kháng khuẩn, điều hòa lipid máu, giúp mọc tóc, chống lão hóa và bảo vệ thần kinh... Ảnh minh họa.

Dưới đây là những lợi ích khi chúng ta uống nước cỏ nhọ nồi.

- Phòng chống ung thư: Nghiên cứu chỉ ra rằng cỏ nhọ nồi giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong gan. Nghiên cứu còn nêu có vẻ như các phân tử hữu cơ được tìm thấy trong cây nhọ nồi phá vỡ các phân tử DNA để tăng sinh tế bào ung thư. Do đó nó có tác dụng gây độc tế bào và giết chết những tế bào đột biến, nguy hiểm đó.

- Tác dụng cầm máu: Theo cơ chế của vitamin K gây tăng lượng prothrombin (1g bột Cỏ nhọ nồi = 1,33mg vitamin K). Khi dùng dài ngày có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamin và chống viêm. Đặc biệt các glucosid với khung olean là các eclata saponin là glucosid của acid echinocystic. Ba hợp chất triterpen glucosid là ecliptasaponin A, B, C. Ngoài ra còn chứa tinh dầu, chất đắng và một lượng nhỏ alcaloid ecliptin và nicotin, theo Lao Động.

- Làm dịu dạ dày: Nhọ nồi có thể làm dịu bất kỳ rối loạn nào trong dạ dày, cụ thể là chứng khó tiêu hoặc táo bón. Nó hoạt động hiệu quả đối với chức năng bình thường với những vùng này của cơ thể do chứa nhiều chất hóa học, hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong chiết xuất của cây cỏ thảo mộc này.

- Tốt cho gan: Nếu bạn có biểu hiện vàng da thì nên chú ý đến sức khỏe. Bởi vàng da được coi là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và chức năng của nó, dẫn đến sự đổi màu của da. Cỏ nhọ nồi được sử dụng hàng ngàn năm để cân bằng gan và đảm bảo chức năng bình thường của gan một cách hiệu quả.

- Nhiễm trùng tiết niệu: Điểm nổi bật tiếp ở đây của loại cây dại này là chứa số lượng lớn các đặc tính kháng khuẩn và khử trùng nên nó có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Khi được dùng cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nó có thể làm giảm hiệu quả sự khó chịu và vô hiệu hóa vi khuẩn để khôi phục chức năng bình thường cho bàng quang của bạn.

- Trị các vấn đề về hô hấp: Cây nhọ nồi khá có lợi cho những người bị viêm đường hô hấp mãn tính và ho. Bản chất kháng khuẩn của chiết xuất cây cỏ này có thể làm sạch nhiễm trùng, sạch đờm – nơi các mầm bệnh khác có thể đang phát triển.

- Bổ thận: Theo Đông y cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh can và thận có tác dụng tư âm (bổ âm), bổ thận, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).

- Trị chảy máu cam: Theo các nghiên cứu hiện đại, cỏ nhọ nồi hàm chứa các chất dầu bay hơi, chất làm mềm da, vitamin PP, Vitamin A, tanin... Chất tanin trong cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt.

- Tăng cường miễn dịch: Loại cây này còn có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn viêm ruột và có tác dụng nhất định đối với amip; tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (đặc biệt là da đầu), nhờ vậy da dẻ trở nên mịn màng, râu tóc đen mượt.

Bài thuốc quý từ cây nhọ nồi, không phải ai cũng biết

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang 'thuốc quý', ở nước ta mọc bạt ngàn bờ ruộng (Hình 2).

Nhọ nồi là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối, hình xoan dài, có lông hai mặt; hoa trắng nhỏ mọc hoang ở nhiều nơi. Đặc biệt ở bờ ruộng là nơi lý tưởng cho loại cây này phát triển.

- An thần: Cỏ nhọ nồi 10g, sinh địa 12g, hồng hoa 9g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, hoàng cầm 9g, ngưu tất 9g, đương qui 9g, nữ trinh tử 9g, xuyên khung 6g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Hỗ trợ điều trị viêm thận: Để làm bài thuốc dân gian này bạn cần cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương qui 10g, sao bồ hoàng 15g (bồ hoàng sao), xích thược 15g, sinh bồ hoàng 15g (bồ hoàng tươi), bạch thược 15g. Lưu ý: Sắc uống ngày 1 thang, dùng cho người viêm cầu thận, viêm thận mạn tính dẫn tới chứng tiểu tiện bất lợi, nước tiểu đục, hành kinh lâu không sạch, lưng đau triền miên..

- Điều kinh: Chuẩn bị cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g - thanh khao 10g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng cho người huyết nhiệt vong hành, hành kinh trước kỳ hạn.

- Bổ thận: Cỏ nhọ nồi 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, thục địa 15g, nữ trinh tử 15g, phúc bồn tử 15g, thăng ma 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chữa bệnh xuất huyết tử có tính công năng.

- Làm đen tóc (trường hợp tóc bị hoe vàng hoặc bạc sớm): Nhọ nồi tươi (50g) rửa sạch, ép lấy nước uống và lấy nước sắc của cây gội đầu. Theo tài liệu nước ngoài, ở các nước vùng đông châu Á, người ta lấy nước hoặc dung dịch lá tươi nhọ nồi hâm nóng hoặc trộn với dầu dùng chải tóc làm tóc đen trở lại và bôi lên da đầu để kích thích sự mọc tóc, theo Nhân Dân.

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang 'thuốc quý', ở nước ta mọc bạt ngàn bờ ruộng (Hình 3).

Vào mùa bạn có thể hái nhọ nồi phơi khô bảo quản dùng dần.

Cây nhọ nồi tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn vẫn cần lưu ý dưới đây:

- Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện phân lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi.

- Với phụ nữ mang thai, cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

- Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.