Ăn sáng trước thời điểm này có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Ăn sáng trước thời điểm này có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 3, 07/11/2023 06:00

Theo nghiên cứu, thay đổi thời điểm tiêu thụ thực phẩm cũng ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Northwestern tại Mỹ vào năm 2021 cho thấy, những người ăn sáng trước 8h30' có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn.

“Chúng tôi nhận thấy những người bắt đầu ăn sớm hơn trong ngày có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn, bất kể họ hạn chế lượng thức ăn của mình dưới 10 giờ mỗi ngày hay lượng thức ăn của họ trải dài hơn 13 giờ mỗi ngày”, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Marriam Ali, cho biết.

Theo đó, kháng insulin xảy ra khi cơ thể không đáp ứng tốt với insulin do tuyến tụy sản xuất, và glucose ít có khả năng đi vào tế bào. Những người bị kháng insulin có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Cả kháng insulin và lượng đường trong máu cao đều ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hoặc sự phân hủy thức ăn thành protein, carbohydrate, đường và chất béo.

Tiến sĩ Ali cho biết: “Với sự gia tăng của các bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, chúng tôi muốn mở rộng hiểu biết của mình về các chiến lược dinh dưỡng để hỗ trợ giải quyết mối quan tâm ngày càng tăng này".

Được biết, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 10.000 người trưởng thành. Các đối tượng được phân nhóm theo số giờ họ tiêu thụ thực phẩm gồm: trước 10h, từ 10-13h và sau 13h mỗi ngày. Ngoài ra, 6 nhóm phụ khác cũng được tạo ra và các nhóm đều có mối tương quan với những người ăn sáng trước 8h30.

Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh từng nhóm để điều tra xem thời lượng và thời điểm tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường huyết lúc đói và mức độ kháng insulin. Kết quả cho thấy mức đường huyết lúc đói không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng tình trạng kháng insulin cao hơn ở những người ăn trong thời gian ngắn hơn trong ngày và thấp hơn ở tất cả các nhóm bắt đầu ăn trước 8h30.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy ăn uống theo nhịp sinh học giúp cải thiện mức đường huyết và độ nhạy insulin. Do cơ thể có xu hướng chuyển hóa carbohydrate sớm hơn trong ngày nên việc ăn trước 8h30 sáng sẽ có lợi. Các nghiên cứu tương tự về việc ăn uống có giới hạn thời gian cũng cho thấy lợi ích khi bắt đầu ăn sớm hơn trong ngày và kết thúc bữa ăn sớm hơn.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.