Ngủ hoặc thậm chí chỉ nằm xuống, ngay sau khi ăn xong, có thể gây ra một số hậu quả thực sự không tốt cho cơ thể.
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
Nếu ăn no rồi ngủ ngay, quá trình tiêu hóa toàn bộ thức ăn sẽ tiếp tục tiếp diễn trong khi ngủ.
Có thể là do tâm trí hoạt động nhiều hơn trong giai đoạn trao đổi chất, khiến ngủ không sâu giấc.
Dễ gặp ác mộng hơn
Quá trình trao đổi chất được kích hoạt do thức ăn chưa tiêu hóa hết, sẽ khiến não bộ hoạt động nhiều hơn, dẫn đến dễ bước vào giấc ngủ mơ (REM).
Vì vậy, nếu bạn gặp những giấc mơ sống động hoặc gặp ác mộng trong khi ngủ, hãy cố gắng đừng ngủ ngay sau khi ăn, theo Bright Side.
Có thể tăng cân
Đi ngủ ngay sau khi ăn khiến cho cơ thể không có đủ thời gian để đốt cháy calo từ bữa ăn. Vì vậy, cho dù bạn rất buồn ngủ sau khi ăn no và buồn ngủ rũ rượi, nhưng tốt nhất không nên ngủ liền, nếu không muốn âm thầm tăng cân.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Nghiên cứu, được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2011, cho thấy ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Cụ thể, kết quả cho thấy, so với những người đi ngủ trong vòng một giờ sau bữa tối, những người đợi từ 60 - 70 phút ít bị đột quỵ hơn 66%. Những người đợi từ 70 - 120 phút, có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 76%. Sau 2 giờ, ít có sự khác biệt, theo Hellodoktor.
Có thể chứng trào ngược a xít xảy ra khi ngủ ngay sau ăn có thể làm tăng tình trạng ngưng thở khi ngủ, có thể gây đột quỵ.
Hoặc do hệ tiêu hóa làm việc quá mức, làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu và mức cholesterol, có thể gây ra đột quỵ.
Nên đợi bao lâu sau khi ăn, mới nên đi ngủ?
Cần phải chờ đến khi tất cả thức ăn trong dạ dày di chuyển xuống ruột non rồi hãy đi ngủ.
Theo các nhà dinh dưỡng, thời gian này cũng khá lâu, khoảng 3 giờ, và ít nhất là 2 giờ, thậm chí chỉ cần chờ 1 giờ đã có thể giảm nguy cơ đột quỵ, theo Hellodoktor.
Còn việc ngủ trưa có thể thay thế bằng một hoạt động giải trí nhẹ nhàng nào đó, nhưng nhớ đừng nằm, theo Bright Side.
Trang Dung (t/h)