"Bỏ phố về quê" khởi nghiệp thành công thu tiền tỷ
Vốn không phải là người Nghệ An nhưng anh Dương Văn Tú lại lập nghiệp ở vùng đất này và thành công nhờ nuôi con vật "đáng sợ" nhẹ nhàng bỏ túi 1 đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp với mô hình nuôi giun quế và thu tiền tỷ ở Thanh Chương anh Tú đã tạo động lực cho nhiều bà con muốn phát triển chăn nuôi con vật này.
Nói về cái duyên làm giàu với chăn nuôi con vật "đáng sợ" ăn chất thải anh Dương Văn Tú tiết lộ với báo Nghệ An, vào khoảng năm 2019, anh Dương Văn Tú từ Lục Ngạn (Bắc Giang) vào Thanh Lâm (Thanh Chương) lập nghiệp.
Thuở ban đầu đến vùng đất mới, anh chăm chú tìm hiểu thực tế ở địa phương, và rồi anh nhận thấy, trên địa bàn có rất nhiều trang trại chăn nuôi quy mô, lượng chất thải từ vật nuôi khá lớn song chưa có trại nào xử lý triệt để nguồn phân theo hướng mang lại lợi ích kinh tế.
Nhìn thấy tiềm năng từ mô hình mới lạ này, anh Tú đã liên kết với một trại lợn quy mô lớn trên 5.000 con ở địa bàn xã Thanh Lâm để nuôi giun quế. Tận dụng phía trang trại lợn sẽ cung cấp nguồn chất thải, hạ tầng (đất, chuồng trại...) còn anh Tú bỏ công, kỹ thuật, lợi nhuận chia đều.
Thông thường trang trại chăn nuôi trâu, bò, lợn... sẽ thải ra một lượng lớn chất thải nên, anh Tú nghiên cứu và xử lý qua rồi sẽ là nguồn thức ăn cho giun.
Nhấn mạnh về mô hình nuôi trùn quế ăn chất thải nông dân Dương Văn Tú nhấn mạnh: "Trung bình, mỗi năm, lượng phân bón mà đàn lợn này thải ra khoảng 600 tấn. Chất thải được trang trại xử lý bằng bể lọc, hầm biogas, thông qua một hồ điều hoà; tuy nhiên, mùi hôi thối vẫn chưa được hạn chế triệt để nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý này thường quá tải, chi phí vận hành tốn kém. Năm 2020, trang trại đưa vào vận hành hệ thống xử lý phân thải của lợn bằng cách nuôi giun quế".
Vừa tận dụng chất thải trang trại lợn vừa làm sạch môi trường, anh Tú vừa đúc rút kinh nghiệm, trên diện tích 2.000m2, trang trại đã đầu tư xây dựng bể lắng, dãy chuồng nuôi giun... Cũng từ đây, toàn bộ chất thải của lợn hàng ngày được hoà nước, làm thức ăn cho giun.
Không ngần ngại chia sẻ bí quyết làm giàu, anh Tú cho hay: "Quy trình chăm sóc giun quế không khó, nhưng để đảm bảo cho giun phát triển đều, việc quan trọng đầu tiên là thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn: Cách âm, đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.
Sau khi thu gom, lắng lọc sẽ được chuyển trực tiếp tới bể ngâm ủ, xử lý axit, vi khuẩn gây hại, chất thải của lợn được bơm trực tiếp cho giun ăn. Sau 30-45 ngày thì cho thu hoạch 1 lứa. Trung bình mỗi năm, trang trại cho sản lượng giun khoảng 10 tấn và sản lượng phân khoảng 300 tấn"
Khi nắm vững kỹ thuật nuôi trùn quế, anh nông dân này đã tung ra thị trường sản phẩm giun và phân giun được trang trại sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, cá và chế biến thành dịch giun quế (dùng trộn thức ăn cho chăn nuôi, dùng làm phân bón lá phun cho cây trồng). Đồng thời, bán cho các trang trại nuôi lươn và cây ăn quả trên địa bàn. Với giá 50.000 đồng/kg giun, 3.500 đồng/kg phân, mỗi năm, nguồn thu từ giun quế của trang trại lên đến 1 tỷ đồng.
Vừa có doanh thu ấn tượng vừa bảo vệ môi trường, mô hình nuôi trùng quế của gia đình nông dân Dương Văn Tú nhận được nhiều lời khen. Ông Thái Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lâm (Thanh Chương) cho biết: "Được anh Tú chuyển giao kỹ thuật, nhiều nông dân trong xã đã biết cách tận dụng chất thải gia súc, gia cầm nuôi giun quế, tạo thành mô hình chăn nuôi khép kín, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ môi trường".
Không chỉ có anh Dương Văn Tú, trước đây ở Nghệ An đã có nhiều mô hình nuôi giun quế thành công ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Yên Thành… Song quy mô lớn, trở thành hàng hoá và có doanh thu tiền tỷ thì anh Tú là người tiên phong.
"Hiện, ngoài trại lợn ở xã Thanh Lâm, tôi đang liên kết với các trang trại chăn nuôi khác trên địa bàn để triển khai nuôi giun quế, sâu quy, ruồi lính đen. Trong đó, giun quế đã đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ngoài ra, tôi cũng đã chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục trang trại quy mô, hàng trăm gia trại và các hộ gia đình về cách xử lý chất thải vật nuôi thành giun quế".
Theo Lao Động những năm trở lại đây nhiều nông dân thành công với mô hình nuôi giun quế. Bởi giun quế vừa là thức ăn giàu đạm cho vật nuôi, phân giun lại là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, có tác dụng chống hạn, cải tạo đất. Điển hình anh Nguyễn Văn Chào ở Đồng Tháp nuôi con vật tận dụng cả thịt lẫn chất thải thu 5 tỷ đồng/năm.
Cách nuôi trùn quế hiệu quả, bà con không nên bỏ qua
Nuôi giun quế (trùn quế) là hình thức chuyển đổi từ phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi.
- Giun sinh khối: Có lẫn cả bố, mẹ, giun con, trứng kén và môi trường mà giun đang sống. Trong đó trùn giống chiếm khoảng 3 - 5%.
- Trùn tinh: Tỉ lệ trùn trên 80%. Bà con không nên chọn trùn thương phẩm 100% để làm giống.
Khi nuôi trùn quế bà con nông dân phải thường xuyên kiểm tra mô hình nuôi trùn quế của mình, đặc biệt là thời điểm vừa thả. Nếu không bị tổn thương thì ngay sau khi thả chúng sẽ chui hết xuống chất nền. Nếu có những con bị tổn thương thì chúng sẽ ngọ nguậy tại chỗ. Trường hợp quá nhiều trùn không chui được xuống hết thì có thể đo độ pH không phù hợp, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp.
Lưu ý để trùn quế phát triển tốt cần phải kiểm tra nhiệt độ của sinh khối 2 ngày/ lần. Thời gian kiểm tra từ 8h sáng - 15h chiều. Duy trì nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Nếu cao quá thì phải xới đảo để tạo độ thông thoáng Thấp quá thì cần dùng bạt che.
Nguồn thức ăn cho trùn quế: Các chất thải như phân trâu, bò, dê, thỏ, lợn, gà vịt...
Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp: Cây thanh long, rơm rạ, thân cây ngô, cây đậu, lạc, thân cây lục bình, bã mía, bã khoai mì. Các loại phụ phẩm phải được băm nhỏ đem ủ với phân chuồng.
Lưu ý: Trùn giun quế rất kỵ với các loại rau củ quả có tinh dầu sả, rau thơm, gừng hoặc bạch đàn, do đó bà con nông dân không nên sử dụng vật phẩm này khi nuôi trùn quế.
Trúc Chi (t/h)