Theo trang chuyên về sức khỏe phụ nữ MissNews của Mỹ, báo Sức khỏe và đời sống thông tin, nước ngọt có gas chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như nước bão hòa CO2, nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Đặc biệt, lượng caffeine trong nước ngọt có gas rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
Một chai nước ngọt có gas 340g chứa tới 50-80mg cafein. Mỗi lần uống 1g chất này, khu trung khu thần kinh trung ương của bà bầu có thể bị hưng phấn, làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Tình trạng này khiến bà mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Không chỉ vậy, quá nhiều caffein trong nước ngọt có gas cũng có thể khiến bà bầu bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, khó chịu.
Khi uống nước ngọt có gas, khí CO2 hòa tan trong đó đi vào dạ dày khá nhiều. Khi vào dạ dày, nó tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Quá nhiều khí CO2 vào cơ thể sẽ khiến bà bầu bị chướng hơi, đầy bụng trong khi bà bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng chia sẻ với Dân trí, theo thống kê năm 2012, nước uống đóng chai vẫn là loại nước giải khát được tiêu thụ chính trên toàn cầu (242 tỷ lít), xếp thứ 2 là nước uống có gas ( với con số xấp xỉ lượng nước đóng chai: 220 tỷ lít). Con số này lớn hơn rất nhiều so với lượng nước ép trái cây được tiêu thụ (xếp hàng thứ 3, tương đương chỉ 71 tỷ lít trên toàn cầu).
Nước giải khát có gas hay còn gọi là nước ngọt có gas là một loại thức uống chứa nước, cacbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt, và hương liệu. Chất làm ngọt ở đây có thể là đường, siro giàu fructose, nước ép trái cây, hoặc có thể kết hợp với nhiều loại trên.
Đặc biệt, TS Sơn cho rằng “nước ngọt có gas làm giảm hấp thụ canxi phụ nữ có thai bởi vì trong nước ngọt có ga cũng có chứa rất nhiều phosphor. Cả phosphor và canxi đều là những khoáng chất rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, tạo năng lượng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nước ngọt có gas chứa phosphor có thể dẫn đến tình trạng thừa phosphor. Thừa phosphor còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, canxi, magie và kẽm. Ngoài ra, quá nhiều phosphor có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm”.
Không chỉ vậy, nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường rất cao. Do vậy, uống nhiều loại đồ uống này sẽ khiến căn nặng của mẹ tăng không thể kiểm soát, tăng nguy cơ bị các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp…
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
>>>Xem thêm: Bà bầu cần tránh những sai lầm tai hại trong việc ăn mía kẻo ảnh hưởng đến thai nhi
Phong Linh (tổng hợp)