Bạo hành học sinh quá nhiều: Cần xử lý hình sự để răn đe?

Bạo hành học sinh quá nhiều: Cần xử lý hình sự để răn đe?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 2, 06/02/2017 10:10

Trước thực trạng các vụ giáo viên bạo hành học sinh quá nhiều như hiện nay, dư luận đang đặt ra dấu hỏi với hình phạt nhẹ như hiện nay liệu có đủ sức răn đe?

Theo thống kê của PV báo Người Đưa Tin, trên địa bàn TP. Hà Nội trong năm 2016 đã xảy ra 9 vụ giáo viên bạo hành học sinh. Đây là những vụ việc được phanh phui bởi dư luận và báo chí, đó là chưa kể những vụ không ai biết, hoặc “giải quyết tình cảm”.
 
Theo đó, các vụ bạo hành nhiều nhất là ở cấp học mầm non, ở lứa tuổi mà khi bị cô giáo đánh các em không dám nói với cha mẹ.
 
Mới đây nhất, tại trường mầm non Sen Vàng (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), xảy ra sự việc 2 cô giáo liên tiếp có những hành vi đánh đập, quát tháo các bé. Sự việc chỉ được phanh phui sau 2 tháng, khi điện thoại của người quay clip bị hỏng mang ra quán sửa và bị lấy dữ liệu.
 
Giáo dục - Bạo hành học sinh quá nhiều: Cần xử lý hình sự để răn đe?

Vụ việc xảy ra tại trường mầm non Sen Vàng.

 
Trước thực trạng này, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi, liệu có xử lý hình sự được những vụ việc này? Bởi lẽ, cần những hình phạt mang tính răn đe. PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Huy Tuấn - Đoàn Luật sư TP. HCM nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự việc.
 
Thưa ông, những sự việc giáo viên bạo lực với học sinh có vi phạm về pháp luật? Nếu có, sẽ bị xử lý thế nào?
 
Tình trạng ngược đãi, bạo hành học sinh là vấn đề nóng trong học đường. Bằng hình thức này hay hình thức khác những người thầy, người cô vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
 
Khoản 1, Điều 16b, Nghị định 40/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hành vi ngược đãi, hành hạ người học sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
 
Ngoài bị phạt tiền, với tư cách là viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức và Nghị định xử lý kỉ luật viên chức số 72/2012/NĐ – CP, hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên sẽ bị xử lý kỉ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo tùy theo mức độ thực hiện hành vi, đạo đức giáo dục cơ bản.
 
Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể kiện ta toà để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 
Dư luận đặt câu hỏi, trong nhiều trường hợp thầy cô bạo hành học trò, mức xử lý dường như chưa đủ sức răn đe?
 
Trong trường hợp nhất định, khi hành vi bạo hành đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ được xem xét, đánh giá mức độ và hành vi bạo hành học sinh và có thể yêu cầu khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích và Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại.
 
Như vậy, ngoài áp dụng hình thức phạt tiền, xử lý kỉ luật thì vẫn có thể khởi tố hình sự đối với việc giáo viên có hành vi ngược đãi, bạo hành học sinh trong học đường nếu xem xét đủ các yếu tố và hành vi đó đủ cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
 
Giáo dục - Bạo hành học sinh quá nhiều: Cần xử lý hình sự để răn đe? (Hình 2).

 Luật sư Trần Huy Tuấn - Đoàn Luật sư TP. HCM.

 
 
Ông có thể nói rõ hơn về quyền của trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?
 
Nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau: Cấm hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác. Cấm áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
 
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 
Bên cạnh đó, quyền trẻ em được quy định như sau: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự.
 
Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
 
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
Công Luân
 
 
 
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.