Dậy thì sớm ở trẻ nhỏ hiện là vấn đề đáng lo ngại khiến các bậc phụ huynh sốt sắng tìm nguyên nhân.
Có nhiều kết quả được đưa ra, do hormone, do sự thay đổi môi trường, do ăn uống nhưng do đèn ngủ thì quả thật là chuyện lạ.
Chị Tong Huan luôn tự hào vì đứa còn gái 7 tuổi tăng 10cm một năm, gần đây khi tắm cho con, chị phát hiện ra cô bé có bộ ngực phát triển bất thường.
Lo lắng đưa con đi khám, chị bàng hoàng phát hiện ra đứa con gái 7 tuổi của chị dậy thì.
Hiện tại, cô bé Tong Hong đang cao 1m20, các bác sĩ xác định cô bé đang trải qua dậy thì sớm với kích thước nang buồng trứng đã gia tăng đáng kể, xương của Tong Tong gần như người trưởng thành.
Và dù tăng chiều cao trước đó, bé sẽ khó vượt quá 1,5 m trong tương lai. Hiện tại đã quá muộn để điều trị tình trạng dậy thì sớm của bé.
Nguyên nhân được xác định không chỉ do mẹ Tong Tong hay cho con ăn đồ chiên rán, thực phẩm bổ sung, nước ngọt có ga, mà còn do thói quen ngủ.
Từ năm 4 tuổi, bố mẹ tách con gái ngủ riêng để khuyến khích tự lập. Nhưng vì cô bé sợ bóng tối, nên đã bật đèn ngủ trong 3 năm.
Bác sĩ giải thích, ban đêm là thời kỳ tiết hoóc môn melatonin cao nhất. Song bật đèn ngủ nên đã tiết chế sản xuất melatonin.
Sự giảm melatonin đã kích thích tuyến hoóc môn sinh dục, chiều cao khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp,...
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt.
Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.
Hiện nay rất nhiều gia đình có thói quen bật đèn khi đi ngủ, thế nhưng bố mẹ không biết rằng việc bật đèn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đối với cả tâm lý và sinh lý của trẻ.
Các nhà khoa học đã chứng minh, nguồn sáng nhân tạo thường sinh ra một lực áp suất ánh sáng, lực áp suất này tồn tại trong một thời gian dài sẽ khiến cho con người, nhất là trẻ nhỏ trở nên bất an, cảm xúc không ổn định, thậm chí khiến trẻ khó ngủ. Đồng thời ngủ trong ánh sáng lâu sẽ ảnh hưởng đến mắt, khiến trẻ ngủ không sâu và không lâu, dễ bị tỉnh giấc.
Bật đèn ngủ không chỉ khiến cho trẻ ngủ không ngon, mà còn làm giảm tần suất tiết hóc môn sinh trưởng của trẻ, làm giảm tốc độ sinh trưởng của trẻ. Bật đèn ngủ cả đêm sẽ làm thay đổi quy luật tự nhiên, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở trẻ và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành ở trẻ.
Minh Anh