Đến Viện Dinh Dưỡng hoặc các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện, không khó để tìm thấy cảnh bà mẹ bế con đến khám chỉ vì... con lười ăn.
Chị Mai ở Cầu Giấy chia sẻ: "Cứ đút thìa cháo nào vào mồm là cháu lắc đầu, được vài thìa là đòi nôn. Tôi vô cùng mệt mỏi. Ai đời 1 tuổi rồi mà có 8,5kg." Chị cho biết thêm rằng những đứa trẻ con hàng xóm trong khu nhà chị, đứa nào tròn năm cũng 10kg trở lên nên tôi quyết định cho cháu đi vào Viện Dinh Dưỡng khám.
Các bà mẹ và nỗi ám ánh cân nặng của bé.
Trong tình trạng tội tệ hơn chị Mai, Chị Minh Ngọc (Đội Cấn, Ba Đình) đã quá chán nản với những buổi cho con đi ăn rong từ đầu phố đến cuối phố. Mỗi người đi qua chị lại nhờ đút cho con mình một miếng thì cháu mới chịu ăn. Chị nói: "Cho con ăn kiểu này vừa khổ, vừa mất vệ sinh, nhưng không làm thế thì con mình không ăn, thật không còn cách nào mới phải làm như vậy. Cháu 1 tuổi rưỡi mà vẫn chỉ nặng 9kg, nửa năm nay không tăng tí gì".
Được biết hầu hết các bà mẹ cho con đi khám dinh dưỡng về bác sĩ đều cho uống thuốc bổ, cốm kích thích ăn ngon, đổi sữa. Có trường hợp như chị Mai và chị Ngọc thì hai bé đều được bác sĩ nói là có thể trạng rất bình thường, cân nặng chưa đến mức độ thiếu cân. Tuy nhiên hai chị vẫn không khỏi lo lắng và tiếp tục ép con ăn.
Ngược lại trường hợp kể trên, có những trường hợp con đã bụ bẫm nhưng vẫn muốn "nhồi nhét" thêm vì họ cho rằng, trẻ con càng béo thì càng tốt. Chị Mai Anh, làm ở công ty X, luôn tự hào với đồng nghiệp rằng bé con nhà chị 4 tháng đã được hơn 10kg. Vậy mà đến khi bé được 5 tháng vẫn không thể lật và úp được người (dân gian hay gọi là biết lẫy). Lúc ấy chị cho bé đi khám thì mới tá hỏa khi bác sĩ kết luận bé bị béo phì nên chậm phát triển vận động.
Việc nuôi nấng con cái luôn làm cho các bà mẹ sốt ruột và lúng túng. Các mẹ hay có thói quen so sánh con mình với các bé khác mà nhiều khi quên đi rằng mỗi bé sẽ phát triển một cách khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng hấp thụ thức ăn, gen di truyền,.. chứ không chỉ do chế độ ăn uống. Càng ép bé ăn nhiều, bé càng sợ ăn và không hợp tác mỗi khi đến bữa.
Theo khảo sát mới nhất của Hội Nhi khoa VN, hiện nay đã có một bộ phận trẻ em Việt Nam đạt được mức chuẩn tăng trưởng này (tập chung chủ yếu ở các khu vực thành thị). GS. Nguyễn Công Khanh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cảnh báo về một bộ phận trẻ em thành phố ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%.
Sau đây là bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới các mẹ có thể tham khảo (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam), theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO:
Trẻ trai:
Trẻ gái:
L.N