Bình Định: Linh vật Ất Tỵ năm 2025 lấy cảm hứng từ rắn thần Naga 5 đầu

Bình Định: Linh vật Ất Tỵ năm 2025 lấy cảm hứng từ rắn thần Naga 5 đầu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Thứ 4, 27/11/2024 18:54

Cụm biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025 lấy cảm hứng từ tạo hình Rắn thần Naga 5 đầu, có chiều cao 5m, được mô phỏng sinh động, mang nét đặc sắc của văn hóa Champa.

Ngày 27/11, thông tin từ Sở VH&TT tỉnh Bình Định cho hay, UBND tỉnh này vừa ban hành kế hoạch xây dựng cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025, trang trí khuôn viên, trang trí khuôn viên tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành và trưng bày ảnh mừng xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp.Quy Nhơn).

Hiện vật Rắn Naga 5 đầu được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Ảnh: Thu Dịu

Hiện vật Rắn Naga 5 đầu được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Ảnh: Thu Dịu

Theo đó, biểu tượng vật năm Ất Tỵ 2025 được lấy cảm hứng từ tạo hình rắn thần Naga 5 đầu, có chiều cao 5m; mô phỏng sinh động, mang nét đặc sắc của văn hóa Champa. Cụm biểu tượng linh vật sử dụng các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và phun hơi nước để tạo khung cảnh huyền bí gây ấn tượng.

Cụm biểu tượng linh vật phụ (mặt sau) hướng ra phía biển có tạo cách điệu hiện đại theo xu hướng chuyển đổi số và công nghệ của tương lai; phía sau cụm linh vật là tạo hình đôi bàn tay nắm chặt tượng trưng cho sự đoàn kết, quyết tâm của Bình Định bắt kịp xu thế của công nghệ 4.0.

Cùng với cụm biểu tượng linh vật, không gian trang trí xung quanh theo chủ đề "vườn hoa đất Võ", điểm nhấn là những con sóng tạo hình; bố trí các dáng võ đặc trưng của Bình Định, một số tài nguyên biển và các sản phẩm đặc trưng của vùng núi rừng Bình Định…

Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - nơi xây dựng cụm biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025. Ảnh: Tín Phan

Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - nơi xây dựng cụm biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025. Ảnh: Tín Phan

Khu vực trưng bày bên trong vườn hóa bố trí tạo hình 2 linh vật rắn lớn, có chiều dài trên 30m. Khu vực 2 bên cụm linh vật chính được bố trí 2 cụm biểu tượng mang bản sắc văn hóa của Bình Định gồm: các cụm nhân vật cách điều với dáng biểu diễn trống trận Tây Sơn và cụm các nhân vật biểu diễn tuồng với phong cách vui tươi; các khu vực trưng bày được bố trí hệ thống khung kệ trang trí tạo lối đi 2 bên góc tạo không gian khác lạ.

Toàn bộ khu vực vườn hoa trưng bày linh vật quy mô chiều dài 120m, rộng 40m, được bố trí hơn 40.000 chậu hoa với hơn 30 chủng loại đa dạng về màu sắc. Cùng với đó, khu vực khuôn viên tượng đài Nguyễn Sinh Sắc- Nguyễn Tất Thành bố trí trưng bày ảnh mừng xuân.

Theo Sở VH&TT tỉnh Bình Định, biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ được khánh thành vào ngày 21/1/2025 (tức 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn); trưng bày từ 21/1/2025 đến 9/2/2025 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Theo thông tin từ Bảo tàng Bình Định, rắn Naga là hình tượng con rắn trong thần thoại Ấn Độ được coi là rắn thần.

Rắn Naga thường được thể hiện có 3 hoặc 5 đầu, đôi khi có đến 7 đầu. Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn có nọc độc rất nguy hiểm. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Siva, vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh.

Truyền thuyết lập quốc của người Khơme kể rằng: có một người Bàlamôn tên là Kaudinya đi thuyền từ Ấn Độ hay Indonesia, đến vùng đất của người Khơme, chiến thắng một nữ vương có tên là Soma hoặc Gagini, con của vua rắn Naga, và lấy người phụ nữ này làm vợ, sinh ra dòng dõi các vị vua.

Người Khơme tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Vì thế, rắn Naga còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khơme cổ.

Cụm Tháp Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), cụm tháp Chăm chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme, nơi phát hiện nhiều hiện vật rắn Naga. Ảnh: Dũng Nhân

Cụm Tháp Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), cụm tháp Chăm chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme, nơi phát hiện nhiều hiện vật rắn Naga. Ảnh: Dũng Nhân

Rắn naga thường xuất hiện trên các bậc cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.Hình tượng rắn Naga cũng xuất hiện rất nhiề u trong Balamôn giáo và kiến trúc Phật giáo.

Tại Bình Định, trong số các di tích Champa hiện còn, cụm Tháp Dương Long (huyện Tây Sơn) được trang trí rắn Naga nhiều nhất. Đây là cụm tháp chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme rõ nét nhất. Hình tượng rắn Naga trang trí nhiều ở cụm tháp Dương Long đã nói lên quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khơme trên vùng đất Bình Định.


Thời của linh vậtThời của linh vật

Tôi nhớ ngày xưa, nhắc con giáp thì nhắc thế, để biết, chứ còn làm thành các biểu tượng to tướng tượng trưng cho năm thì chưa.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.