Bình Phước tập trung 3 trụ cột chính hoàn thiện hạ tầng số, hướng tới chuyển đổi xanh

Nguyễn Văn Khánh

Nguyễn Văn Khánh

Thứ 2, 17/02/2025 19:12

Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hiện, tỉnh Bình Phước xếp hạng thứ 13 cả nước về thực hiện chuyển đổi số so với các tỉnh thành, cả nước.

Ưu tiên chuyển đổi số cho các doanh nghiệp

Để môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn doanh nghiệp trong và ngoài nước, tỉnh Bình Phước đã tạo sự đột phá về xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh, phát triển kinh tế số…; qua đó, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Trao đổi với Người Đưa Tin, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Phước - ông Nguyễn Minh Quang cho biết, tỉnh luôn coi chuyển đổi số là giải pháp để cải thiện đời sống người dân.

Từ năm 2021, Nghị quyết số 04/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã định hướng chuyển đổi số đến năm 2025, nhằm xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh và kinh tế số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Bình Phước tập trung 3 trụ cột chính hoàn thiện hạ tầng số, hướng tới chuyển đổi xanh- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Quang Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước đã hoàn thành các chỉ tiêu về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2024, Bình Phước đạt giải thưởng ASOCIO hạng mục Chính quyền số xuất sắc và xếp hạng 5/63, tăng 7 bậc so với 2022.

Bà Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh đã xây dựng lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, ưu tiên chuyển đổi ở các doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu cao.

Sau gần 4 năm, tỉnh Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền số, triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và miễn giảm phí, lệ phí.

Đến nay, tỉ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 81,4%, xếp hạng cao về phục vụ người dân. Tỉnh Bình Phước cũng đã phủ sóng 4G 100%, thí điểm 5G và triển khai các khóa học kỹ năng số cho cộng đồng.

Thách thức trong kinh tế số của Bình Phước năm 2025

Kinh tế số tại tỉnh Bình Phước đã có nhiều tiến bộ trong thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, nhờ vào việc tăng cường chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, và trang trại.

Đến năm 2024, kinh tế số chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh và hiện diện trong các công đoạn của chuỗi sản xuất - tiêu dùng, giúp cải thiện quản trị, năng suất và chất lượng sản phẩm. 100% các cơ sở thương mại, giáo dục, y tế tại tỉnh đều có thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt.

Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Bình Phước vẫn đối mặt với một số khó khăn. Theo ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Bình Phước đã hoàn thành 9/10 mục tiêu phát triển kinh tế số, tuy nhiên, mục tiêu nâng tỉ trọng kinh tế số lên 20% GRDP vào năm 2025 vẫn là thách thức cần tiếp tục đẩy mạnh.

Tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về kinh tế số, đặc biệt trong nông nghiệp, để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương.

Tỉnh Bình Phước tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu đến cuối năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm ít nhất 20% GRDP.

Bình Phước tập trung 3 trụ cột chính hoàn thiện hạ tầng số, hướng tới chuyển đổi xanh- Ảnh 2.

Các đại biểu tham quan các gian hàng kỹ thuật số giới thiệu tại hội thảo.

Mục tiêu phát triển xã hội số của Bình Phước là mọi người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ được định danh và lưu trữ dưới dạng số hóa, giúp thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần cung cấp hồ sơ trước.

Tính đến nay, đã cấp hơn 50.366 chữ ký số cho người dân và 100% người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến đều được xác thực qua VNeID.

Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cho hay, thành tựu đạt được trong bước đầu trong chuyển đổi số khá quan trọng, đây được xem làm tiền đề cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới.

Cũng theo bà Hiền, để duy trì và phát huy thành quả chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, tỉnh sẽ tập trung vào ba trụ cột chính trong thời gian tới: nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng số, đặc biệt là hệ thống cáp quang nội tỉnh và liên tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tốc độ và băng thông; tiếp tục hoàn thiện các nền tảng số dùng chung như Cổng dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử, nền tảng họp trực tuyến, quản lý văn bản, IOC, SOC và quản lý giáo dục, y tế; và đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực, một yếu tố còn hạn chế trong quá trình chuyển đổi số.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.