Chuyển đổi xanh và số hóa mô hình khu công nghiệp hướng tới tương lai bền vững

Chuyển đổi xanh và số hóa mô hình khu công nghiệp hướng tới tương lai bền vững

Phùng Sỹ Sơn

Phùng Sỹ Sơn

Thứ 7, 01/02/2025 06:56

Với tầm nhìn quy hoạch dài hạn, tỉnh Bình Dương đang hướng tới các khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp xanh gắn liền với đô thị dịch vụ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đồng bộ hoá thành một chuỗi liên kết hoàn chỉnh.

Tạo quỹ đất cho khu công nghiệp sinh thái phát triển bền vững

Nhiều năm qua, Bình Dương là một trong những tỉnh được ví là "thủ phủ" công nghiệp tại khu vực miền Nam nói riêng và toàn quốc nói chung. Đây là một trong những tỉnh nằm trong TOP về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Trong năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương đã công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với trọng tâm ngoài phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng, tỉnh Bình Dương còn tập trung vào xây dựng và phát triển hệ thống các khu công nghiệp (KCN). Đây là bước đệm để tỉnh Bình Dương phát triển các KCN mới theo tiêu chuẩn KCN sinh thái, thu hút ngành nghề công nghệ cao.

Một khu công nghiệp chuẩn xanh, kết hợp đô thị dịch vụ được phát triẻn ở Bình Dương.

Một khu công nghiệp chuẩn xanh, kết hợp đô thị dịch vụ được phát triển ở Bình Dương.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh dành 20.000ha đất phát triển đô thị và 25.000ha đất để phát triển công nghiệp. Đồng thời, tỉnh Bình Dương nghiên cứu các phương án nâng cấp, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái, KCN - đô thị - dịch vụ phù hợp với định hướng mới của đô thị Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, Bình Dương tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị, góp phần tạo lực đẩy thu hút thêm nhiều dự án đầu tư chất lượng.

Với tỉ lệ đô thị hóa cao (quy hoạch 2030 khoảng 90%) tỉnh Bình Dương đang hướng tới đang phát triển một hệ sinh thái kiểu mới - mô hình phát triển mới, bổ sung cho mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Hiện nay, Bình Dương tập trung vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ, xây dựng các KCN thông minh, đô thị thông minh, sinh thái, bền vững là trọng tâm. Trong đó, mục đích hướng đến nền công nghiệp ở phân khúc cao hơn kết hợp nhuần nhuyễn giũa lao động sản xuất và công nghệ".

Ông Giang Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp CTCP (Becamex IDC) nhận định: "KCN Cây Trường là một trong những KCN điển hình được xây dựng theo mô hình KCN - Đô thị - Dịch vụ. Trong đó, KCN này được định hình là nơi tập trung các doanh nghiệp đa ngành, ưu tiên sản xuất xanh, đổi mới sáng tạo và sinh thái gắn với bảo vệ môi trường. Các nhà đầu tư hoạt động tại KCN trên sẽ được chọn lọc đạt chuẩn về xanh hóa sản xuất cũng như mô hình ứng dụng công nghệ vào hoạt động".

Chuyển đổi xanh song hành cùng chuyển đổi số

Một trong những mô hình KCN hoạt động sinh thái xanh và gắn với công nghệ hiện nay tại tỉnh Bình Dương, phải kể đến doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xanh đó là Tập đoàn LEGO (Đan Mạch).

Theo công bố của Lego, nhà máy của tập đoàn này bắt đầu sản xuất vào năm 2024, là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên, sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Tại buổi lễ vận hành nhà máy vào giữa tháng 11/2024, ông Preben Elnef, Tổng Giám đốc LEGO Manufacturing Vietnam, Phó Chủ tịch Tập đoàn LEGO cho biết, doanh nghiệp còn thực hiện dự án trồng 50.000 cây xanh xung quanh nhà máy để bù đắp cho những cây đã bị di dời để xây dựng nhà máy hướng tới đa dạng hóa các loạt cây tạo mảng xanh cho khu vực.

Ngoài ra, Tập đoàn LEGO cho biết, nhà máy của tập đoàn này bắt đầu sản xuất vào năm 2024, là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên, sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo.

Phát triển khu công nghiệp chuẩn xanh là mục tiêu mà đang được hướng tới hiện nay.

Phát triển khu công nghiệp xanh là mục tiêu mà đang được hướng tới hiện nay.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2023-2025, việc phát triển các khu công nghiệp tại Bình Dương hiện đang được chú trọng thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, nước, xử lý chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh nhằm mang lại sự an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả cho các khách hàng cùng người lao động.

Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp CTCP chia sẻ: "Becamex đang hướng tới xây dựng và phát triển KCN theo hướng chuẩn sinh thái, xanh và công nghệ theo quy hoạch của UBND tỉnh và tầm nhìn dài hạn. Trong đó, điển hình KCN Cây Trường sẽ được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái công nghiệp kiểu mới với nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, kết hợp với hạ tầng giao thông kết nối vùng, hệ thống logictics, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, đầy đủ dịch vụ y tế, giáo dục và hạ tầng xanh, tạo ra môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động".

Phát triển khu công nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút nguồn lực, vốn đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Phát triển khu công nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút nguồn lực, vốn đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đại diện Becamex IDC cho rằng, những tiềm năng của tỉnh Bình Dương trong phát triển công nghiệp, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, Khu công nghiệp khoa học và công nghệ là rất lớn. Đây được xem là mô hình tích hợp liên thông các chức năng khu công nghiệp, khu khoa học công nghệ và cụm trường đại học kết hợp với phát triển đô thị đáng sống để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mục tiêu của Khu công nghiệp khoa học và công nghệ là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thúc đẩy việc kiến tạo kiến thức, công nghệ, ý tưởng đổi mới tạo ra những phương tiện sản xuất mới, triển khai áp dụng trong doanh nghiệp.

"Trong định hướng tiếp tục đổi mới mô hình phát triển của Becamex, khu công nghiệp thông minh - sinh thái được xem là một trong những hệ sinh thái kiểu mới quan trọng và tất yếu nhằm bổ sung cho mô hình Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện hữu và cũng để hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư. Việc nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở nên thông minh hơn, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh nhằm gia tăng năng suất lao động", ông Phạm Ngọc Thuận khẳng định.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.