Bỏ điểm sàn: Trình độ thấp thì siết, trình độ cao thì buông?

Bỏ điểm sàn: Trình độ thấp thì siết, trình độ cao thì buông?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 4, 21/12/2016 14:52

Việc bỏ điểm sàn mà Bộ GD&ĐT công bố trong dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017 khiến nhiều người lo ngại.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là Bộ sẽ bỏ điểm sàn (mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ).

Giáo dục - Bỏ điểm sàn: Trình độ thấp thì siết, trình độ cao thì buông?

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn. Ảnh minh họa

Liên quan đến việc này, một hiệu trưởng trường cao đẳng tại Hà Nội cho rằng: “Các trường đại học top trên thì sẽ vẫn có ngưỡng nhưng các trường đại học top dưới thì sẽ nhân cơ hội này để "vét" sinh viên.

Một thực trạng là nhiều đại học không tuyển sinh được hệ đại học quay sang mở ngành và đào tạo thạc sĩ. Ngược dòng khi, đào tạo bậc thấp không có uy tín lại đi đào tạo bậc cao. Bộ LĐTB&XH thì có vẻ siết đầu vào khi dự thảo tuyển sinh 2017 đưa ra ngưỡng đầu vào, trong khi đó Bộ GD-ĐT thì lại "thả" đầu vào. Như vậy, trình độ thấp thì siết, trình độ cao thì buông?”.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Phong Tân – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng Công thương Hà Nội đưa ra câu hỏi: “Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn đại học và cho các trường tự chủ tuyển sinh thì những trường top trên vẫn đảm bảo về chất lượng thí sinh, các trường top dưới sẽ “vơ vét”. Như vậy, các trường cao đẳng, trung cấp có còn thí sinh?”

Giáo dục - Bỏ điểm sàn: Trình độ thấp thì siết, trình độ cao thì buông? (Hình 2).

Ông Nguyễn Phong Tân – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng Công thương Hà Nội. 

Nói về chất lượng của sinh viên khi Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn, ông Tân khẳng định: “chất lượng sẽ không có”. “Hiện tại một số trường top giữa, sinh viên của họ ra trường vẫn phải đào tạo lại. Nếu giờ bỏ điểm sàn thì chất lượng sinh viên khi ra trường sẽ thế nào? Con số sinh viên rhất nghiệp sẽ tăng tới bao nhiêu?”, ông Tân nói thêm.

“Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn cũng theo cách làm của nhiều nước trên thế giới, đó là đầu vào nới lỏng còn đầu ra thì siết chặt. Nhưng bỏ điểm sàn đại học mà hệ cao đẳng vẫn có điểm sàn thì quả là bất cập trong giáo dục”, ông Tân tâm tư.

Ngoài ra, chia sẻ với PV, một vị hiệu trưởng trường top trên ở Hà Nội cho rằng: “Nếu như dự thảo này đi vào thực tế thì chúng tôi cũng không khỏi băn khoăn về chất lượng thí sinh. Liệu chúng tôi có thể thực sự tin tưởng vào những cuốn học bạ cấp THPT?”.

Trong khi đó, nhiều người lại đưa quan điểm đồng tình với việc bỏ điểm sản. Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng cho rằng: “Đầu ra là yếu tố sống còn của đào tạo bậc đại học. Thi ĐH hay không thi ĐH, quan trọng là người học.

Chất lượng của sinh viên trong các trường ĐH là do tự học. Chính vì thế, việc bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn làm tăng khả năng lựa chọn cho học sinh.

Ở cấp dưới người ta học chưa tốt, lên cấp ĐH, người ta sẽ chịu khó học. Quan trọng nhất là việc đào tạo, quy chuẩn đầu ra, đào tạo ra người học có việc làm.

Ở các nước khác, người ta đào tạo hình chóp nghĩa là vào rộng ra hẹp. Còn ở VN hiện nay, chúng ta đang đào tạo theo hình ống. Học là phải có sàng lọc. Người đầu vào điểm cao chưa chắc ra đã hơn anh điểm thấp hơn đâu. Vấn đề là có chịu khó học hay không? Tôi ủng hộ việc bỏ điểm sàn ĐH. Theo tôi không nên “chặn” con đường học của người ta”.

Công Luân

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.