Bộ GD&ĐT lý giải tại sao một số trường đại học được ưu tiên đầu tư trọng điểm

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 6, 07/03/2025 21:26

Một số lĩnh vực, trường đại học được ngành giáo dục ưu tiên đầu tư trọng điểm là bởi cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, cần nguồn lực chất lượng cao.

Chiều nay (7/3), Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài cung cấp thông tin liên quan đến định hướng quy hoạch trong thời gian tới, những câu hỏi xoanh quanh về việc liệu có cơ sở giáo dục đại học nào phải chịu những "mất mát" sau quy hoạch hay không? Tiêu chí đầu tư đại học trọng điểm, đảm bảo việc làm cho người lao động,… là những nội dung được đông đảo báo chí quan tâm và gửi đến lãnh đạo ngành giáo dục.

Lý giải ý nghĩa của quy hoạch, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay: "Quy hoạch không chỉ là mở rộng quy mô đào tạo, mà là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học.

Đây không phải để giải thể các trường, mà mục tiêu nhằm đầu tư, mở rộng không gian phát triển, trong quá trình đó, cơ sở nào không đạt được yêu cầu thì sẽ phải hợp nhất".

Bộ GD&ĐT lý giải tại sao một số trường đại học được ưu tiên đầu tư trọng điểm- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn

Đối với mục tiêu quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: "Con số này dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia đã được phê duyệt.

Hiện số lao động có bằng cấp của chúng ta vẫn đang ở mức thấp. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, kỹ năng để người lao động là để mở ra cơ hội việc làm chứ không phải đào tạo nhiều hơn với nhu cầu nhân lực của xã hội".

Cũng theo Thứ trưởng, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học sẽ tập trung hướng tới đào tạo những lĩnh vực cần thiết cho phát triển đất nước trong thời gian tới.

Cụ thể, ngoài lĩnh vực sư phạm và sức khoẻ, sẽ tập trung đầu tư các ngành/lĩnh vực trọng điểm như STEM, Khoa học công nghệ, Toán… nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới sáng tạo. Từ những ngành trọng điểm đó, để tìm ra những cơ sở giáo dục đại học trọng điểm được đầu tư.

"Trong quá trình xây dựng, cũng có ý kiến đề xuất trong quy hoạch chỉ đưa ra tiêu chí và trường nào đạt tiêu chuẩn thì coi là trường trọng điểm. Như vậy thì không biết bao giờ chúng ta mới chọn được trường để đầu tư", ông Hoàng Minh Sơn bày tỏ.

Quy hoạch không phải là bộ tiêu chuẩn để ai đạt được trọng điểm là trở thành trường trọng điểm, mà dựa vào những dữ liệu tiềm lực trước đó để đưa ra quyết định Việc các trường đại học được lựa chọn đầu tư chỉ đơn giản là đó là những cơ sở đào tạo uy tín nhất trong từng lĩnh vực cụ thể và mang lại hiệu quả.

Đối với các trường đại học không nằm trong quy hoạch, theo Thứ trưởng đây không phải là cơ hội hay không, mà các cơ sở giáo dục khác cũng sẽ có chương trình, đề án khác nhau để được đầu tư.

Bộ GD&ĐT lý giải tại sao một số trường đại học được ưu tiên đầu tư trọng điểm- Ảnh 2.

Nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch giáo dục đại học được gửi đến ngành giáo dục.

Về mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật. Trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Trả lời báo chí làm thế nào để đạt được con số nêu trên, ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông thông tin: "Đội ngũ nhân lực dành giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấu thành bởi 2 lực lượng là giáo viên tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt và một bộ phận quan trọng hơn là giáo viên dạy văn hóa các cấp được bồi dưỡng thêm có chứng chỉ. Vì vậy, không khó để đạt được mục tiêu đề ra.

Hiện nay ngoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, còn có Đại học Sư phạm Tp.HCM, Đại học Thủ đô đào tạo giáo viên tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt và nhân viên hỗ trợ người khuyết tật".

Quy hoạch ra đời là cơ hội để các trường đại học rộng phạm vi phát triển ngành cung cấp cho xã hội lực lượng giáo viên giáo dục đặc biệt.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu tỉ trọng quy mô đào tạo thạc sĩ (và trình độ tương đương) đạt 7,2%, đào tạo tiến sĩ đạt 0,8%, đào tạo cao đẳng sư phạm đạt 1%; tỉ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%.

Bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn.

Hình thành các trung tâm giáo dục đại học lớn, đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo tại 4 vùng đô thị gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, tạo động lực phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.