Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát động hưởng ứng "trồng 1 tỷ cây xanh"

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát động hưởng ứng "trồng 1 tỷ cây xanh"

Đỗ Tuấn Linh

Đỗ Tuấn Linh

Thứ 5, 11/03/2021 20:49

Ngày 11/3, trường ĐH Lâm Nghiệp đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" với sự tham dự của Bộ trưởng bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Đây là chương trình nhằm hưởng ứng đề án rồng ít nhất 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 như lời phát động của Thủ tướng tại Chỉ thị số 45, trong đó có gần 700 triệu cây xanh được trồng phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn, hơn 300 triệu cây xanh trồng rừng tập trung với thông điệp "Vì một Việt Nam xanh".

Cùng với các chương trình hành động của ngành nông nghiệp và các địa phương trong các nỗ lực bảo tồn và nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng, GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp cho biết, nhà trường cam kết đồng hành cùng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh. Cán bộ viên chức, HS,SV nhà trường phấn đấu trồng khoảng 75.000 cây xanh từ nay đến năm 2025 (mỗi năm trồng ít nhất 15.000 cây).

Theo đó, cây sẽ được trồng trên các địa bàn, các khu vực, trong đó sẽ được trồng trên diện tích đất dành cho trồng cây, khoảng 1.100ha của nhà trường ở cả phân hiệu Đồng Nai và Tây Nguyên.

Giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát động hưởng ứng 'trồng 1 tỷ cây xanh'

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham gia trồng cây tại trường đại học Lâm nghiệp.

Phát biểu tại lễ phát động trồng cây, Bộ trưởng bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc trường đại học Lâm nghiệp đã tiên phong phát động chương trình 1 tỷ cây xanh từ rất sớm. Việc này mang ý nghĩa kép khi nhà trường vừa làm nhiệm vụ trồng người vừa làm nhiệm vụ trồng cây, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích 10 năm thì trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì trồng người".

Theo Bộ trưởng, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã luôn coi việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt song hành với mục tiêu phát triển kinh tế.

Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, đến nay, diện tích rừng của Việt Nam đạt trên 14 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng 42%, nằm trong tốp những quốc gia có tỉ lệ che phủ rừng cao của khu vực và trên thế giới. Bộ trưởng nhấn mạnh, một trong những phần quan trọng của đề án trồng 1 tỷ cây xanh chính là đẩy mạnh trồng cây phân tán, cây cảnh quan nhằm cải thiện môi trường sinh thái, môi trường sống cho con người.

Báo cáo tại buổi lễ, ông Phạm Văn Toại, Trưởng phòng Đào tạo trường đại học Lâm nghiệp cho hay, trong năm 2020, nhà trường đã tuyển sinh sau đại học: đạt tỷ lệ 85,5% so với chỉ tiêu đề ra; Tuyển sinh bậc đại học (bao gồm cả chính quy, vừa làm vừa học) ở cả 03 cơ sở của nhà trường đạt 85,1% so với chỉ tiêu đề ra; Tuyển sinh bậc Trung học phổ thông đạt 100,9% so với chỉ tiêu đề ra.

Ở bậc đại học, ông Toại cho hay: “Chúng tôi tập trung đào tạo lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp để có 40% lao động được đào tạo vào năm 2025; 45% vào năm 2030 (như mục tiêu được đề cập trong Dự thảo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050)”.

Theo Trưởng phòng Đào tạo, thời gian tới, trường đại học Lâm nghiệp sẽ tiếp tục duy trì, khẳng định vị thế số 1 trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực lâm nghiệp, kinh tế và phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên môi trường song song với việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực có nhu cầu xã hội cao.

Tập trung mọi nguồn lực, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Coi sự thành đạt của người học là thương hiệu và là một trong số tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của Nhà trường.

Xây dựng mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tái cấu trúc ngành nghề đào tạo; sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội tri thức của đất nước; có năng lực làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế và chuyển đổi số theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo (đào tạo ngắn hạn; đào tạo theo đặt hàng của Bộ; của cơ quan, doanh nghiệp và liên kết đào tạo quốc tế...) theo hướng xã hội hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời khai thác một cách hiệu quả nguồn lực từ đó góp phần phát triển nhà Trường.

Thảo Linh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.