Bộ trưởng Y tế: 'Phong bì bôi trơn đã thành nạn'

Bộ trưởng Y tế: 'Phong bì bôi trơn đã thành nạn'

Thứ 4, 17/04/2013 15:04

'Nạn phong bì mà tôi đã đề cập chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh, làm vẩn đục sự thanh cao của ngành y tế, nhưng quả thực đôi lúc “sâu” cũng hơi nhiều', bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bà Tiến nói:

Mặt khác, do văn hóa xã hội, không chỉ trong ngành y tế mà ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, văn hóa “phong bì, bôi trơn” đó ngày càng trở nên phổ biến.

Thưa bà, Bộ Y tế sẽ có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong thời gian tới? Thiếu tiền có phải là cản trở lớn nhất?

Vấn đề chất lượng khám chữa bệnh không phụ thuộc hoàn toàn vào việc có nhiều tiền hay ít tiền mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người.

Nhìn chung nhân viên y tế của chúng ta có tay nghề giỏi không thua kém gì các nước trong khu vực cho nên nếu động viên được tinh thần làm việc của cán bộ ngành y tế, tôi cho rằng với kinh phí hạn chế vẫn có thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh được.

Gia đình - Bộ trưởng Y tế: 'Phong bì bôi trơn đã thành nạn'

Phong bì bôi trơn đã thành 'nạn của ngành y tế', theo bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

Thời gian tới, Bộ sẽ trình Chính phủ Đề án xây dựng các phương pháp đánh giá sự hài lòng người bệnh, Đề án xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực y tế, Đề án đánh giá và công nhận chất lượng bệnh viện, Đề án cơ chế kiểm định chất lượng trong lĩnh vực y tế.

Khi nhậm chức bộ trưởng, một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế cần giải quyết mà bà đặt ra là giảm quá tải bệnh viện. Vấn đề này đã giải quyết đến đâu và người dân có thể mong đợi gì trong năm 2013?

Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra trong vài năm gần đây là không tránh khỏi và tập trung ở một số bệnh viện tuyến trung ương ở một số chuyên khoa như ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sai sót về chuyên môn do người thầy thuốc phải làm việc trong điều kiện áp lực quá lớn; tình trạng chật chội dẫn tới gia tăng nhiễm khuẩn bệnh viện.

Còn người bệnh thì bức xúc trước các điều kiện về cơ sở bệnh viện, ảnh hưởng tới sự hợp tác trong điều trị giữa người bệnh và cán bộ y tế.

Trong năm 2013, số giường bệnh sẽ được tăng hơn nữa do các dự án nâng cấp Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư, Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Bệnh viện Việt Đức hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hy vọng tình trạng quá tải sẽ cải thiện trước mắt tại các bệnh viện tuyến trung ương.

Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ tiếp tục trình Chính phủ để tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế. Hiện nay ngân sách đầu tư của Nhà nước cho y tế chiếm 5% GDP, khoảng 31 USD cho 1 đầu người.

Gia đình - Bộ trưởng Y tế: 'Phong bì bôi trơn đã thành nạn' (Hình 2).

Khuyến cáo chỉ để đảm bảo tính...minh bạch. Ảnh: Kiến thức

Trong khi, đầu tư của các nước trong khu vực cho y tế cao gấp 3-5 lần như: Trung Quốc là 85USD/ đầu người; Thái Lan là 127 USD/đầu người; Malaysia 151USD/đầu người.

Tình trạng tiêu cực, cụ thể là nạn phong bì trong ngành y tế đã được bà thừa nhận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua và vấn đề y đức của một bộ phận cán bộ y tế làm người dân bức xúc. Bà sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để cải thiện tình hình?

Nạn phong bì mà tôi đã đề cập chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh, làm vẩn đục sự thanh cao của ngành y tế, nhưng quả thực đôi lúc “sâu” cũng hơi nhiều.

Đặc biệt, do sự phát triển của kinh tế, xã hội, thu nhập người dân tăng cao trong khi thu nhập của cán bộ y tế còn thấp hơn nhiều so với thu nhập chung của các ngành, chưa đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống bản thân và gia đình, điều kiện cơ sở làm việc chật chội.

Lãnh đạo cũng như cán bộ bệnh viện luôn chịu sức ép phải đảm bảo cân đối thu chi của bệnh viện. Trong khi, người bệnh lo lắng cho sức khỏe, muốn không phải chờ đợi, muốn được quan tâm nhiều nên đã tranh thủ cán bộ y tế bằng phong bì gây bức xúc cho số đông bệnh nhân không có các điều kiện trên.

Mặt khác, do văn hóa xã hội, không chỉ trong ngành y tế mà ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, văn hóa “phong bì, bôi trơn” đó ngày càng trở nên phổ biến.

Nói như vậy không phải là biện hộ cho những hành vi nhận phong bì, mà ngành y tế vẫn tiếp tục kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tiêu cực này, với phương châm xây để chống, nêu cao những gương tốt tận tụy vì công việc, hết lòng vì người bệnh để giảm bớt những hành vi xấu.

Thái Hà (Tiền Phong)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.